Thứ Ba, 20 tháng 5, 2014

Đại Chiến Thế Giới Z Chương 4

EBOOK ĐẠI CHIẾN THẾ GIỚI Z - MAX BROOKS

TÊN EBOOK: ĐẠI CHIẾN THẾ GIỚI Z

Tên gốc: Worl War Z
Tác giả: Max Brooks
Thể loại: Best seller, Giả tưởng, Tiểu thuyết, Zombie, Văn học phương Tây
Nguồn: BookismVietNam
Đọc online tại: e-thuvienonline.blogspot.com

ebook dai chien the gioi z full prc pdf epub

Ebook Đại Chiến Thế Giới Z - Max Brooks

            ĐẢO NGƯỢC TÌNH THẾ
            ĐẢO ROBBEN, TỈNH CAPE TOWN, LIÊN HIỆP CÁC NƯỚC NAM PHI
            [Xolelwa Azania đón tiếp tôi ở chỗ bàn làm việc, mời tôi đổi chỗ với ông để tôi được đón làn gió biển mát rượi tràn qua cửa sổ. Ông xin lỗi vì “đống bừa bộn” và nhất định dọn hết chỗ giấy tờ khỏi mặt bàn trước khi chúng tôi tiếp tục. Ông Azania đang đọc nửa chừng tập ba của bộ Nắm đấm Cầu vồng: Nam Phi Thời Chiến. Thật là tình cờ, tập này lại nói về chủ đề chúng tôi đang bàn thảo, bước ngoặt trong cuộc chiến chống thây ma, thời khắc đất nước này tự kéo mình dậy từ bên bờ vực.]
            Vô cảm, một từ khá tầm thường để miêu tả một trong những nhân vật gây nhiều tranh cãi nhất trong lịch sử. Một số người xem ông ta như vị cứu tinh, số khác lại chửi ông là quỉ dữ, nhưng nếu anh từng gặp Paul Redeker, từng bàn luận về thế giới quan với ông ta và các vấn đề đang tồn tại trên thế giới, hay quan trọng hơn là giải pháp cho các vấn đề đó, có lẽ trong số các ấn tượng của anh về ông ta, sẽ luôn xuất hiện một từ đó là vô cảm.
            Paul luôn tin rằng, à, có lẽ không phải lúc nào cũng vậy, nhưng ít nhất là trong suốt quãng đời trưởng thành của mình, ông luôn tin rằng khuyết điểm cơ bản nhất của con người là cảm xúc. Ông ta thường nói rằng trái tim chỉ nên tồn tại để bơm máu lên não, rằng bất cứ thứ gì khác cũng đều gây tốn thời gian và năng lượng. Các nghiên cứu của ông ta thời còn học đại học, tất cả đều viết về những “giải pháp” thay thế cho những khúc mắc về lịch sử, xã hội, chính là thứ đã khiến chính quyền A-pác-thai chú ý đến ông ta. Nhiều sử gia tâm lí học đã cố liệt ông ta vào hạng phân biệt chủng tộc, nhưng theo đúng như ông ta đã từng nói, “tệ phân biệt chủng tộc là một sản phẩm phụ đáng tiếc của cảm xúc vô lí.” Có người đã phản biện rằng, một tên phân biệt chủng tộc muốn ghét một tộc người nào đó, hắn ít nhất phải yêu tộc người còn lại. Redeker tin rằng cả yêu lẫn ghét đều không liên quan. Đối với ông, chúng là “những rào cản đối với con người,” và, lại theo như lời ông ta, “hãy tưởng tượng xem chúng ta sẽ đạt được những gì nếu loài người loại bỏ nhân tính.” Ác độc à? Phần lớn sẽ coi đó là vậy, còn những người khác, nhất là một cái đại thể nhỏ nắm trung tâm quyền lực ở Pretoria, tin rằng đây là “một nguồn trí tuệ đã được giải phóng vô giá.”
            Lúc bấy giờ là đầu những năm 1980, một thời điểm quan trọng cho chính quyền A-pác-thai. Đất nước này đang nằm trên một cái giường đầy chông gai. Anh có phe ANC, anh có Đảng tự do Inkatha, anh còn có cả các thành phần cực đoan cánh phải trong tầng lớp nhân dân Châu Phi đang chỉ muốn công khai nổi loạn để thực hiện cả một cuộc đấu tranh chủng tộc. Ở biên giới, Nam Phi phải đối mặt với toàn các quốc gia thù địch và, trong trường hợp của Angola, là một cuộc nội chiến do Xô-viết hỗ trợ và Cuba khởi xướng. Thêm vào đó, họ đang bị các nước dân chủ phương Tây ngày càng cô lập (bao gồm cả một lệnh cấm vận vũ khí quan trọng) vậy nên chuyện cánh Pretoria lúc nào cũng phải lo về trận chiến sinh tồn cuối cùng không có gì là lạ cả.
            Đây là lí do họ chiêu mộ Redeker để chỉnh sửa lại “Kế hoạch Da cam” tuyệt mật của chính phủ. Bản “Kế hoạch Da cam” đã có từ thời chính quyền A-pác-thai lần đầu lên nắm quyền lực năm 1948. Nó là kịch bản ngày tận thế dành cho cộng đồng da trắng thiểu số của đất nước này, dùng để đối phó với một cuộc nổi dậy tổng lực của dân Châu Phi bản xứ. Trong suốt mấy năm trời nó liên tục được cập nhật dựa trên tình hình chiến lược thay đổi không ngừng của khu vực. Cứ mỗi thập kỉ trôi qua tình hình lại càng xấu hơn. Với tình hình các bang láng giềng giành độc lập tự chủ ngày càng nhiều và lượng người đòi quyền tự do trong số đông quần chúng đang liên tục nhân lên, Pretoria nhận ra rằng một cuộc đối đầu toàn diện sẽ không chỉ đặt dấu chấm hết cho chính phủ Nam Phi gốc u mà còn cho cả chính những người Nam Phi gốc u nữa. Đây là lúc cần đến Redeker. Kế hoạch Da cam được hoàn thiện rất đúng lúc vào năm 1984 của ông ta là chiến lược sinh tồn tối thượng cho người dân Châu Phi. Không biến số nào bị bỏ qua cả. Số liệu dân số, địa hình, tài nguyên, hậu cần… Redeker không chỉ cập nhật bản kế hoạch để tính đến cả số vũ khí hóa học của Cuba và khả năng hạt nhân của nước chúng tôi mà còn cả, và đây mới là thứ khiến “Da cam Tám-Tư” có tính lịch sử đến vậy, quyết định xem những ai sẽ được cứu và những ai phải đem thí mạng.
             Thí mạng?
            Redeker tin rằng cố bảo vệ tất cả mọi người sẽ khiến nguồn lực của chính phủ bị đẩy dồn đến mức quá tải, và kết quả là kí án tử cho toàn dân. Ông so sánh nó với việc những người sống sót trên một con tàu đắm làm lật chiếc thuyền cứu hộ đơn giản bởi vì nó không có đủ chỗ cho tất cả. Redeker thậm chí còn tính cả xem nên cho ai “lên thuyền.” Ông tính đến mức thu nhập, chỉ số IQ, khả năng sinh sản, cả một danh sách “những phẩm chất cần thiết,” bao gồm cả vị trí tương đối của đối tượng so với vùng có tiềm năng biến động. “Thương vong đầu tiên của cuộc xung đột phải là tình cảm của chính chúng ta,” đó là câu kết trong bản đề xuất của ông, “vì nếu nó sống sót, chúng ta sẽ bị diệt vong.”
             Da cam Tám-Tư là một kế hoạch kiệt xuất. Nó rất rõ ràng, lô-gíc, hiệu quả, và nó đã biến Paul Redeker thành một trong những kẻ bị căm ghét nhất Nam Phi. Mới đầu kẻ thù của ông là một số nhân vật Nam Phi gốc u cấp tiến theo trào lưu chính thống, các nhà tư tưởng phân biệt chủng tộc và phe cuồng giáo. Sau này, sau khi chế độ A-pác-thai sụp đổ, tên tuổi ông bắt đầu được truyền bá trong cộng đồng. Tất nhiên ông ta được mời đến một buổi điều trần “Sự thật và Hòa giải”, và dĩ nhiên, ông ta bỏ ngoài tai. “Tôi sẽ không giả vờ có một trái tim để tự cứu mình,” ông công khai tuyên bố và còn nói thêm rằng, “Dù tôi có làm gì thì chắc họ vẫn sẽ đến lùng tôi ấy mà.”
            Và tất nhiên họ đã làm như vậy, mặc dù không phải theo cách Redeker có thể đoán được. Nó xảy ra trong giai đoạn Đại Loạn ở nước chúng tôi. Nó bắt đầu vài tuần trước Cuộc Đại Loạn ở đất nước các anh. Redeker lúc đó đang sống trong một cái cabin ở Drakensberg, được mua với số tiền ông tích lũy hồi còn làm tư vấn kinh doanh. Ông ta thích kinh doanh, anh biết đấy. “Một mục tiêu, không cảm xúc,” ông từng nói thế. Ông không ngạc nhiên chút nào khi cửa bay văng khỏi bản lề và đặc vụ Tình báo Quốc gia xông vào. Họ xác nhận lại tên tuổi, danh tính, và các hoạt động trong quá khứ của ông. Họ hỏi thẳng rằng có phải ông ta là tác giả kế hoạch Da cam Tám-Tư không. Tất nhiên ông gật đầu, mặt không biến sắc. Ông đã nghi ngờ và chấp nhận rằng chuyến “viếng thăm” này là đòn trả thù cuối cùng; thế giới đằng nào cũng sắp diệt vong rồi, vậy sao không trừ khử vài con “quỉ dữ A-pác-thai” trước. Ông ta không thể ngờ nổi các đặc vụ NIA ấy lại hạ mũi súng và bỏ mặt nạ phòng độc. Họ mang đủ màu da: đen, Châu Á, da màu, và thậm chí cả một người da trắng, một người Nam Phi gốc u cao lớn tiến lên phía trước và hỏi thẳng thừng, không thèm xưng tên tuổi, chức hiệu… “Ông đã lên kế hoạch cho chuyện này đúng không?”
            Vâng, đúng là Redeker đang tự nghiên cứu một giải pháp cho căn đại dịch thây ma này. Ông ta còn biết làm gì hơn ở cái chỗ trốn hẻo lánh ấy? Nó chỉ là một bài tập trí não; ông tin rằng sẽ chẳng còn ai sống sót để đọc kế hoạch ấy. Nó không có tên, như sau này ông ta giải thích là “bởi vì tên chỉ tồn tại để phân biệt giữa cái này với cái kia,” và cho đến thời điểm đó, không hề tồn tại một kế hoạch nào như vậy cả. Một lần nữa, Redeker đã tính đến tất cả mọi thứ, không chỉ tình hình chiến lược của cả quốc gia mà còn cả sinh lí, hành vi và “phương châm chiến đấu” của thây ma. Anh có thể tìm hiểu chi tiết về “Kế hoạch Redeker” ở bất cứ thư viện công cộng nào trên thế giới, còn đây là những điểm chính cơ bản:
            Đầu tiên, không thể nào cứu được tất cả. Dịch bệnh đã lây lan quá rộng rồi. Lực lượng vũ trang đã bị suy yếu đến mức không thể cô lập mối họa này một cách hiệu quả được nữa. Thêm nữa là khi họ dàn quân quá mỏng dọc đất nước như vậy thì sẽ chỉ có thể yếu thêm đi thôi. Lực lượng của chúng ta phải được củng cố lại, rút về những “vùng an toàn” đặc biệt như núi, sông hay một hòn đảo xa bờ nào đó mà hi vọng là có thể tận dụng được những chướng ngại tự nhiên. Một khi được tập trung lại ở trong khu vực này, lực lượng vũ trang có thể tiêu diệt hết thây ma trong phạm vi biên giới khu vực ấy, rồi sau đó sử dụng những nguồn tài nguyên có sẵn để chống lại những đợt tấn công tiếp theo của thây ma. Đây là phần đầu của kế hoạch và nó nghe cũng có lí như bất cứ cuộc rút lui quân sự thông thường nào.
            Phần hai của bản kế hoạch là về vấn đề sơ tán dân thường, và ngoài Redeker thì đúng là không ai có thể nghĩ ra được. Theo ông ta, chỉ một phần nhỏ dân số có thể được đem di tản đến khu vực an toàn. Cứu họ không chỉ để lấy nguồn lao động phục vụ công cuộc khôi phục kinh tế thời chiến mà còn để duy trì tính hợp pháp và sự ổn định của chính phủ, để cho những người đang ở trong khu vực thấy rằng các nhà lãnh đạo đang “che chở cho họ.”
            Cuộc di tản nửa mùa này còn có một lí do nữa, một lí do vô cùng hợp lí và rất đáng kinh tởm. Nhiều người tin rằng lí do ấy sẽ giúp Redeker mãi mãi có được cái bệ cao nhất trong điện thờ dưới địa ngục. Những người bị bỏ lại phía sau sẽ được dồn vào những vùng cách li đặc biệt. Họ sẽ phải làm “mồi sống,” đánh lạc hướng lũ thây ma, không cho chúng bám đuôi quân đội đến vùng an toàn của họ. Redeker lập luận rằng những người tị nạn khỏe mạnh và đang bị cô lập ấy phải được giữ sống, được bảo vệ tốt và thậm chí nếu được tiếp tế nhu yếu phẩm nếu có thể để giữ chân bọn thây ma. Anh đã nhìn ra cái sự thiên tài, cái sự bệnh hoạn chưa? Bắt giam người ta bởi vì “cứ mỗi một con zombie vây hãm những người sống sót kia sẽ tương ứng với một con zombie không thể lao vào phòng tuyến của ta được.” Đó là lúc đặc vụ Nam Phi gốc u kia nhìn Redeker, làm dấu thánh và nói, “Chúa cứu rỗi ông.” Một người khác nói, “Chúa cứu rỗi tất cả chúng ta.” Đặc vụ da đen ra dáng người chỉ huy nhiệm vụ nói. “Giờ đưa hắn ra khỏi đây đi.”
            Mấy phút sau họ đã lên trực thăng bay về Kimberley, chính cái căn cứ ngầm nơi Redeker lần đầu viết kế hoạch Da cam Tám-Tư. Ông được đưa vào trong một cuộc họp những thành phần còn sống sót của nội các chính phủ. Ở đó bản báo cáo của ông được đọc to trước cả phòng. Đáng ra anh phải chứng kiến cái cảnh náo động khi ấy, trong đó giọng lão bộ trưởng quốc phòng là to nhất. Lão là người Zulu, một tay rất hung hãn, thà lao xuống đường chiến đấu còn hơn chui rúc trong hầm trú ẩn.
            Ngài phó tổng thống lo phần quan hệ công chúng nhiều hơn. Ông không dám tưởng tượng cái đầu mình sẽ bị treo giá bao nhiêu nếu kế hoạch này bị lọt ra ngoài.
            Ngài tổng thống trông như thể vừa bị Redeker sỉ nhục. Ông tóm ve áo bộ trưởng bộ an toàn và bảo mật, yêu cầu trả lời xem thế quái nào mà ông ta lại đi lôi cổ cái tên tôi phạm chiến tranh A-pác-thai mất trí này đến trình diện mình.
            Ngài bộ trưởng lắp bắp rằng ông không hiểu tại sao tổng thống lại giận dữ đến vậy, nhất là khi chính ông ta mới là người ra lệnh truy tìm Redeker.
            Ngài tổng thống vung tay lên trời quát lớn rằng mình không hề ra cái mệnh lệnh nào như thế cả, và rồi, từ đâu đó trong phòng bật lên một giọng nói nhỏ, “Chính tôi.”
            Nãy giờ ông ấy ngồi dựa lưng vào tường; giờ ông đã đứng lên, lưng còng đi vì tuổi tác, phải chống gậy, ấy nhưng nhuệ khí của ông vẫn mạnh mẽ như ngày nào. Vị chính khách cao tuổi ấy là cha đẻ của nền dân chủ mới thiết lập của chúng tôi. Ông sinh ra đã mang cái tên Rolihlahla, dịch nôm là “Kẻ gây rối.” Khi ông đứng lên, tất cả đều ngồi xuống, tất cả ngoài Paul Redeker. Ông nhìn Redeker không rời mắt, cười với ánh mắt ấm áp trứ danh của mình và nói, “Molo, mhlobo wam.” “Xin chào, người đồng hương.” Ông chậm rãi bước đến chỗ Paul, quay về phía bộ máy điều hành của Nam Phi, cầm lấy mớ giấy tờ trên tay người đàn ông gốc u kia và đột ngột sang sảng nói bằng một giọng rất trẻ trung, “Kế hoạch này sẽ cứu nhân dân chúng ta.” Và rồi, tay chỉ về phía Paul, ông nói tiếp, “Người đàn ông này sẽ cứu nhân dân chúng ta.” Và rồi khoảng khắc ấy xảy ra, cái khoảnh khắc có lẽ sẽ mãi còn gây tranh cãi trong giới sử gia cho đến khi nó rơi vào dĩ vãng. Ông ôm lấy người đàn ông da trắng gốc u kia. Đối với người bình thường thì đó chỉ là cái ôm thân thiện đặc trưng của ông ta, nhưng đối với Paul Redeker… Tôi biết phần lớn các nhà sử gia tâm lí vẫn tiếp tục xây dựng ông thành một kẻ vô lương tâm. Hầu hết mọi người đều coi đó là điều hiển nhiên. Paul Redeker: không cảm xúc, không biết thương cảm, không có trái tim. Tuy nhiên, một trong số những tác giả được trọng vọng nhất của chúng tôi, bạn cũ kiêm người viết tiểu sử của Biko, lại giả định rằng Redeker thực chất là một con người rất nhạy cảm, thậm chí quá nhạy cảm để sống được trong cái chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi. Ông khẳng định rằng mối thâm thù với cảm xúc của Redeker là cách duy nhất để ông không hóa dại trước những cảnh tàn khốc và sự thù địch mà ông phải chứng kiến hàng ngày. Không ai biết gì nhiều về thời thơ ấu của Redeker, không biết liệu rằng ông ta có bố mẹ không hay được nhà nước nuôi, liệu rằng ông có bạn bè hay đã từng được cảm nhận tình yêu thương từ bấy kì ai không. Những người làm việc cùng ông ta sẽ khó mà nhớ được đã từng thấy ông có giao thiệp xã hội hay thể hiện một hành động nồng ấm nào dù chỉ là nhỏ nhất. Cái ôm đến từ vị cha già của đất nước, cái cảm xúc chân thật ấy đã xuyên thấu lớp vỏ bọc bất khả xâm phạm của Redeker…
            [Azania cười ngượng.]
            Có lẽ tôi đa cảm quá. Ai mà biết được, có khi hắn đúng là con quỉ dữ vô nhân tính và cái ôm của ông già kia không có chút tác động nào. Nhưng có thể nói rằng đó là ngày cuối cùng người ta nhìn thấy Paul Redeker. Đến tận bây giờ, vẫn không ai biết chuyện gì đã xảy đến với ông ta. Chính vào trong những tuần hỗn loạn khi Kế hoạch Redeker Plan được thực thi trên khắp dọc đất nước là lúc tôi vào cuộc. Cũng phải tốn công thuyết phục ít nhiều, nhưng một khi thuyết phục được họ rằng tôi đã làm việc cùng Paul Redeker rất nhiều năm và quan trọng nhất là tôi nắm rõ hơn bất cứ ai còn sống ở cái nước Nam Phi này lối suy nghĩ của ông ta thì họ lắc đầu sao được nữa? Tôi hoạt động trong đợt lui quân, và rồi sau đó là trong những tháng ngày củng cố lại lực lượng, và mãi đến khi chiến tranh kết thúc. Ít nhất họ cũng coi trọng công việc của tôi, nếu không thì sao họ lại cho tôi cái chỗ ở xa hoa thế này? [Cười.] Paul Redeker, thiên thần kiêm quỉ dữ. Có người thù ghét ông ta, có người tôn thờ ông ta. Riêng tôi thì chỉ thương hại ông ta. Nếu ông ta vẫn còn sống ở đâu đó, tôi thực sự hi vọng ông ta đã tìm được sự thanh thản.
            [Sau khi nhận cái ôm chào tạm biệt từ chủ nhà của mình, tôi được đưa ra chỗ phà về đất liền. An ninh được kiểm soát rất nghiêm ngặt trong lúc tôi kí thẻ ra vào. Anh lính gác gốc u lại chụp ảnh tôi thêm một lần nữa. “Cẩn thận không bao giờ thừa cả,” anh ta nói, đưa tôi một cây bút. “Còn rất nhiều tay muốn tống gã này xuống địa ngục.” Tôi đặt bút kí bên cạnh tên mình, ngay dưới cái tiêu đề Viện Tâm Thần Đảo Robben. TÊN BỆNH NHN ĐANG ĐƯỢC THĂM VIẾNG: PAUL REDEKER.]
            ARMAGH, AILEN
            [Mặc dù không theo đạo công giáo, Philip Adler vẫn gia nhập đám đông du khách đến thăm nơi trú ẩn thời chiến của Giáo Hoàng. “Vợ tôi là người Bayern,” ông giải thích trong quầy rượu chỗ khách sạn chúng tôi. “Bà ấy phải hành hương về Nhà thờ Thánh Patrick.” Đây là lần đầu tiên ông rời Đức kể từ khi chiến tranh kết thúc. Chúng tôi chỉ tình cờ gặp nhau. Ông không phản đối việc tôi ghi lại câu chuyện của mình.]
            Hamburg bị lây nhiễm rất nặng. Chúng nhan nhản trên đường, trong các tòa nhà, tràn ra từ phía cầu Neuer Elbtunnel. Chúng tôi đã tìm cách lấy xe thường dân chặn nó lại nhưng chúng vẫn lách được qua bất kì chỗ hổng nào như mấy con sâu to xác, khát máu. Người tị nạn cũng tứ tung hết lên. Có người đến từ tận Saxony, cho rằng mình có thể trốn ra biển. Tàu thuyền đã ra khơi từ lâu rồi, cả cái cảng là một mớ hỗn độn. Có hơn ngàn người mắc kẹt ở Reynolds Aluminiumwerk và ít nhất còn gấp ba chỗ đó ở ga Eurokai. Không thức ăn, không nước sạch, chỉ biết ngồi đó đợi được cứu trong khi thây ma cứ lúc nhúc ở bên ngoài, còn bên trong thì chẳng biết bao nhiêu đang mang bệnh.
            Cả cái cảng đặc nghẹt xác, mà lại toàn là xác đang động đậy. Chúng tôi lấy vòi phun nước chống bạo động ra để đẩy chúng vào trong phía cảng; nó giúp tiết kiệm đạn và dọn sạch đường phố luôn. Ý tưởng rất hay, cho đến khi vòi không còn áp suất nữa. Hai ngày trước đó chúng tôi vừa mất đi sĩ quan chỉ huy của mình… một tai nạn dớ dẩn. Có người bắn con zombie đang sắp vồ lấy ông. Viên đạn bắn xuyên qua đầu nó, mang theo một số mô não nhiễm bệnh bay thẳng vào vai ngài đại tá. Thật điên rồ, đúng không? Trước khi chết ông trao lại quyền chỉ huy khu vực cho tôi. Nhiệm vụ chính thức đầu tiên của tôi là phải giải quyết ông ta.
            Tôi đặt bộ chỉ huy ở khách sạn Phục Hưng. Đây là một địa điểm khá tốt, có tầm bắn ngon lành và đủ chỗ chứa đơn vị của chúng tôi cũng như vài trăm người dân tị nạn khác. Lính của tôi, những người không phải gác chốt chặn, đang tìm cách biến các tòa nhà tương tự thành nơi giống như vậy. Do đường xá đã được chặn và tàu không hoạt động nữa, tôi thấy tốt nhất nên cách li càng nhiều dân thường càng tốt. Cứu viện sắp đên rồi, chỉ còn là vấn đề thời gian nữa thôi.
            Tôi đang chuẩn bị ra quân lệnh đi lùng tìm các thứ tái chế được thành vũ khí đánh cận chiến vì đạn dược đang cạn dần thì lệnh lui quân đến. Chẳng có gì bất thường cả. Từ khi Cuộc Đại Hoảng Loạn nổ ra đơn vị của chúng tôi cứ phải rút quân đều đều. Điều bất thường lại là điểm tập kết. Lần đầu tiên sư đoàn sử dụng tọa độ lưới bản đồ kể từ khi rắc rối xảy ra. Trước đó họ chỉ dùng các địa danh dân sự trên kênh mở; nó giúp người tị nạn biết tập kết ở đâu. Giờ đây nó lại là một bức thông điệp mã hóa trên cái bản đồ mà từ thời chiến tranh lạnh kết thúc chúng tôi đã không còn dùng nữa. Tôi phải kiểm tra lại tọa độ đến ba lần sợ nhầm. Họ bố trí chúng tôi ở Schafstedt, phía bắc Kênh đào Kiel. Sao không nhảy bố sang Đan Mạch luôn đi!
            Chúng tôi cũng được lệnh tuyệt đối cấm không được di tản dân thường. Tệ hơn nữa là chúng tôi được lệnh cấm báo cho họ biết về cuộc dời quân! Thật vô lí. Họ muốn chúng tôi rút về Schleswig-Holstein nhưng phải bỏ dân tị nạn lại à? Họ muốn chúng tôi cứ thế cúp đuôi bỏ chạy à? Chắc chắn có nhầm lẫn gì rồi.
            Tôi hỏi xin xác minh. Họ xác nhận. Tôi lại hỏi xin thêm lần nữa. Chắc họ đọc sai bản đồ hay thay mã mà không báo lại cho chúng tôi. (Đây đâu phải lần đầu họ mắc sai làm ấy.)
            Đột nhiên tôi được nói chuyện với Đại tướng Lang, chỉ huy toàn bộ Mặt trận Phương Bắc. Giọng lão nghe run run. Ngay cả giữa tiếng súng nổ tôi vẫn nghe được. Lão bảo tôi lệnh không có gì là nhầm lẫn cả, rằng tôi phải tập kết những thành viên còn sống sót của Đồn Hamburg và ngay lập tức hành quân lên phía bắc. Không thể có chuyện như thế được, tôi tự nhủ. Thật buồn cười, phải không? Những thứ khác tôi chấp nhận được, chuyện xác chết đang đội mồ dậy để ăn tươi nuốt sống cả thế giới, nhưng còn chuyện này… tuân theo cái mệnh lệnh có thể gián tiếp gây ra một cuộc thảm sát.
            Ừ thì tôi là một quân nhân tốt, nhưng tôi cũng là dân Tây Đức. Anh có hiểu cái sự khác nhau không? Ở phía Đông, họ được dạy là họ không chịu trách nhiệm cho những tội ác xảy ra trong Thế Chiến thứ Hai, và rằng với vai trò những người cộng sản tử tế, họ cũng chỉ là nạn nhân của Hitler như tất cả mọi người mà thôi. Anh đã hiểu tại sao bọn đầu trọc và bọn Phát xít nguyên bản chủ yếu đến từ phía đông chưa? Chúng không thấy có trách nhiệm với quá khứ, không như người miền Tây bọn tôi. Từ nhỏ chúng tôi đã được dạy là phải mang theo nỗi nhục của ông cha. Chúng tôi được dạy rằng cho dù có khoác trên người bộ quân phục, nhiệm vụ đầu tiên của chúng tôi vẫn là với lương tâm của mình, cho dù hậu quả có thế nào chăng nữa. Tôi đã được dạy dỗ như thế đó, và tôi đã phản ứng theo đúng như vậy. Tôi nói với Lang tôi không thể làm trái lương tri mà tuân theo mệnh lệnh này, rằng tôi không thể bỏ mặc những con người này không được ai bảo vệ. Nghe đến đây, lão nổi đoá lên.. Lão bảo rằng tôi sẽ thực thi mệnh lệnh hoặc tôi, và quan trọng hơn là lính của tôi, sẽ bị coi là phản nghịch và bị truy tố “theo kiểu Nga.” Và thế là đã đến nước này đây, tôi nghĩ. Chúng tôi đều đã nghe về chuyện ở Nga… các cuộc nổi loạn, các cuộc đàn áp, các cuộc thanh trừng. Tôi nhìn quanh đám lính của mình, toàn lũ mới mười tám, mười chín tuổi đời, đứa nào cũng mỏi mệt, sợ hãi và đang chiến đấu giữ lấy mạng sống. Tôi không thể làm vậy với chúng. Tôi ra lệnh lui quân.
            Họ nhận lệnh như thế nào?
            Không một lời phàn nàn, ít nhất là không phải với tôi. Họ có chút cãi vã nội bộ. Tôi giả vờ không biết. Họ đã làm tròn nghĩa vụ của mình.
            Còn những người dân thường thì sao?
            [Ngập ngừng.] Chúng tôi nhận được những thứ xứng đáng. “Mấy người đi đâu đấy?” họ kêu lên từ trong những ngôi nhà. “Quay lại đây, bọn hèn!” Tôi cố gắng đáp lại. “Không, chúng tôi sẽ quay lại giúp mọi người,” tôi nói. “Ngày mang chúng tôi sẽ mang thêm quân đến. Cứ ở yên đấy, mai chúng tôi sẽ quay lại.” Họ không tin. “Dối trá!” Tôi nghe tiếng một phụ nữ quát lớn. “Các người đang mặc cho con tao chết!”
            Phần lớn bọn họ không dám đi theo do e ngại lũ zombie trên phố. Vai người can đảm bám lấy xe bọc thép của chúng tôi. Họ cố tìm cách xông vào cửa sập. Chúng tôi đẩy họ xuống. Chúng tôi phải đống hết các chốt tren xe lại vì người dân kẹt trong các tòa nhà bắt đầu ném đủ thứ xuông đầu chúng tôi, đèn bàn, đồ đạc. Lính tôi có anh còn bị ném trúng cả xô đầy cứt đái người. Tôi nghe tiếng đạn va leng keng trên cái cửa sập chiếc Marder của tôi.
            Trên đường ra khỏi thành phố chúng tôi có gặp những người cuối cùng của Đơn vị Phản ứng Bình ổn Nhanh mới thành lập. Tuần vừa rồi họ đã phải chịu thương vong nặng nề. Lúc đó tôi chưa biết họ là một trong số những đơn vị liệt vào dạng tốt thí. Họ được lệnh phải yểm trợ cuộc lui quân của chúng tôi, ngăn không cho quá nhiều zombie hoặc người tị nạn bám theo. Họ được lệnh phải cầm cự đến cùng.
            Chỉ huy của họ đứng trên đỉnh vòm chiếc Leopard của mình. Tôi có quen hắn. Chúng tôi có cùng phục vụ trong đơn vị IFOR của NATO ở Bosnia. Có lẽ nói hắn đã cứu mạng tôi thì cũng hơi quá, nhưng đúng là hắn có đỡ một viên đạn từ phía Serbian mà tôi dám chắc là dành cho tôi. Lần cuối cùng tôi gặp hắn là ở trong một bệnh viện Sarajevo, cợt nhả về chuyện trốn ra khỏi cái nhà thương điên mà dân tình gọi là đất nước này. Giờ chúng tôi ở đây, đi dọc cái xa lộ tan hoang nằm ở trung tâm Tổ quốc. Chúng tôi nhìn nhau, giơ tay chào. Tôi chui lại vào chiếc APC và giả vờ nghiên cứu bản đồ để tài xế không thấy không thấy nước mắt tôi đang lăn dài trên má. “Khi về,” tôi tự nhủ, “mình sẽ giết chết cha thằng chó ấy.”
            Đại tướng Lang.
            Tôi lên kế hoạch hết rồi. Tôi sẽ làm mặt thản nhiên, không cho lão cớ gì để nghi ngờ. Tôi sẽ nộp báo cáo và xin lỗi về cách xử sự của mình. Chắc lão sẽ muốn nói chuyện riêng gì đó với tôi, tìm cách giải thích hay biện hộ cho cuộc lui quân. Tốt, tôi nghĩ thầm, tôi sẽ kiên nhẫn ngồi nghe, khiến lão mất cảnh giác. Sau đó, khi lão đứng dậy bắt tay tôi, tôi sẽ rút súng bắn phòi mớ não Đông phương của hắn lên trên bản đồ cái thứ từng là đất nước chúng tôi. Chắc toàn bộ đám bậu sậu của lão cũng sẽ ở đó, mấy tay bù nhìn “chỉ nghe theo lệnh.” Tôi sẽ xử hết trước khi chúng hạ tôi! Thật hoàn hảo. Tôi sẽ không bước mốt hai mốt thẳng xuống địa ngục như một thằng trong Đoàn Thanh Niên Hitler biết điều. Tôi sẽ cho hắn và tất cả mọi người thấy một Deutsche Soldat chân chính phải như thế nào.
            Nhưng chuyện đã không xảy ra như thế.
            Không. Tôi cũng có đặt được chân vào văn phòng Đại tướng Lang. Chúng tôi là đơn vị cuối cùng vượt qua kênh đào. Lão đợi bọn tôi. Ngay khi báo cáo được đưa lên, hắn ngồi xuống bàn, kí vài sắc lệnh cuối cùng, ghi địa chỉ và niêm phong một bức thư gửi gia đình rồi tự găm một viên đạn vào sọ.
            Thằng khốn nạn. Giờ tôi còn thấy ghét hắn hơn cả khi đang trên đường rời Hamburg.
            Tại sao vậy?
            Vì bây giờ tôi đã hiểu tại sao chúng tôi phải làm điều mình vừa thực hiện, chi tiết bản Kế hoạch Prochnow.36
            Điều này không khiến ông thông cảm cho ông ta à?
            Anh đùa sao? Đây chính là lí do tôi ghét lão ấy! Lão biết đây chỉ là bước khởi đầu của cả một cuộc chiến tranh trường kì và chúng tôi sẽ cần những người như lão để giúp giành chiến thắng. Mẹ thằng hèn. Còn nhớ tôi đã nói gì về việc phải lắng nghe lương tri của mình không? Anh không thể đổ tội cho ai khác, không thể đổ cho tác giả bản kế hoạch, cho sĩ quan chỉ huy, cho bất cứ ai ngoài chính bản thân mình. Anh phải tự đưa ra quyết định và mỗi ngày trôi qua là lại phải đau đớn sống với hậu quả của những quyết định ấy. Lão biết điều này. Chính vậy nên lão bỏ mặc chúng tôi như chúng tôi đã bỏ mặc những thường dân đó. Lão nhìn thấy con đường phía trước, một con đường lên núi khấp khuỷu gập ghềnh và dốc đứng. Tất cả chúng tôi đều phải lê bước trên con đường đó, ai nấy cũng kéo sau lưng tảng đá nặng trịch của những gì mình đã làm. Lão không làm được. Lão không thể gánh vác nổi sức nặng ấy.
            VIỆN ĐIỀU DƯỠNG CỰU BINH YEVCHENKO, ODESSA, UKRAINA
            [Căn phòng không có cửa sổ. Mấy cái bóng đèn huỳnh quang tù mù rọi soi các bức tường bê tông và đám chiếu chưa được giặt rửa. Bệnh nhân ở đây chủ yếu bị rối loạn đường hô hấp, nhiều người bệnh tình trầm trọng hơn do thiếu thốn thuốc men. Ở đây không có bác sĩ còn các y tá và hộ lý đang bị quá tải gần như không thể làm gì giúp họ thuyên giảm. Ít nhất căn phòng ấm áp, khô ráo, và ở giữa mùa đông của cái đất nước này, đây là một sự xa hoa không bút nào tả xiết. Bohdan Taras Kondratiuk ngồi thẳng dậy trên mảnh chiếu cuối phòng. Do là một người hùng chiến tranh, với ông chỉ một miếng vải treo lên cũng đủ riêng tư rồi. Ông ho vào trong chiếc khăn tay trước khi nói.]
            Loạn lạc. Tôi chả biết còn phải tả thế nào nữa, tất cả mọi thứ tổ chức, tôn ti, trật tự đều bị sụp đổ hết. Chúng tôi đã trải qua bốn cuộc đụng độ ác liệt: Luck, Rovno, Novograd, và Zhitomir. Mẹ sư Zhitomir. Quân của tôi rệu rã lắm rồi, anh hiểu không. Những thứ họ chứng kiến, những thứ họ phải làm, và lúc nào cũng phải lui binh, bọc hậu, tháo chạy. Ngày nào anh cũng nghe tin về một thành phố nữa bị thất thủ, một con đường nữa phải chặn lại, một đơn vị nữa bị áp đảo.
            Đáng ra Kiev phải là nơi an toàn đằng sau phòng tuyến. Đáng ra nó phải là trung tâm vùng an toàn mới của chúng tôi, có quân đóng chốt, được tiếp tế đầy đủ, yên tĩnh. Vậy chuyện gì đã xảy ra khi chúng tôi vừa chân ướt chân ráo đến? Tôi được lệnh nghỉ ngơi và tái trang bị à? Sửa chữa xe cộ, tái thiết quân số, chữa trị vết thương à? Không, tất nhiên không. Tại sao mọi thứ lại phải chạy theo đúng kịch bản? Trước đây có bao giờ thế đâu.
            Vùng an toàn lại được dịch chuyển thêm phát nữa, lần này là về Crimea. Chính phủ đã di dời… bỏ chạy… đến Sevastopol. Trật tự trị an đã sụp đổ. Kiev đang được di tản toàn diện. Đây là nhiệm vụ của quân đội, hay là của thành phần quân đội còn sót lại.
            Đại đội của chúng tôi được lệnh giám sát tuyến đường thoát hiểm ở Cầu Patona. Đây là cây cầu được hàn hoàn toàn bằng điện đầu tiên trên thế giới, và hồi trước nhiều người nước ngoài vẫn hay so sánh nó với Tháp Eiffel. Thành phố có lên kế hoạch làm một dự án trùng tu lớn, một giấc mơ khôi phục lại ánh hào quang xưa. Những cũng như mọi thứ khác ở đất nước chúng tôi, giấc mơ đó không bao giờ thành hiện thực. Ngay cả trước thời kì loạn lạc, cây cầu này đã là một nút ách tắc giao thông rất kinh khủng. Giờ nó lại còn chật cứng người dân di tản. Đáng ra cây cầu phải được cách li khỏi giao thông trên đường, nhưng mấy cái chướng ngại mà họ hứa với chúng tôi đâu rồi, mớ bê tông và sắt thép có thể chặn đứng bất kì ai tìm cách xông vào đâu rồi? Khắp nơi cơ man nào là xe, mấy chiếc Lags nhỏ và Zhigs cũ rích, vài chiếc Mercedes, và cả một cái xe tải GAZ to khổng lồ ở ngay chính giữa, bị lật úp sang một bên! Chúng tôi tìm cách di dời nó, lấy dây xích buộc quanh trục xe và dùng xe tăng kéo đi. Vô ích. Chúng tôi còn làm gì được nữa đây?
            Anh phải hiểu chúng tôi là một trung đội thiết giáp. Lính lái xe tăng, không phải cảnh sát quân sự. Chúng tôi chẳng thấy tay MP nào. Chúng tôi được đảm bảo rằng họ sẽ có mặt ở đây, nhưng chúng tôi chẳng thấy hay nhận được tin gì từ phía họ hết, cả mấy “đơn vị” dọc các cây cầu khác cũng thế. Thật quá bằng trò đùa khi gọi họ là “đơn vị”. Họ chỉ là những toán người mặc quân phục, nhân viên bán hàng và đầu bếp; bất cứ ai vô tình có chút dây mơ rễ má với quân đội đột nhiên bị giao trọng trách kiểm soát giao thông. Không ai trong số chúng tôi sẵn sàng cho việc này cả, chúng tôi không được huấn luyện, được trang bị… Mớ trang thiết bị chống bạo động họ hứa với chúng tôi đâu hết cả rồi, khiên, áo giáp, vòi phun nước đâu? Lệnh của chúng tôi là “xử lí” tất cả người di tản. Anh hiểu “xử lí” là gì chứ? Xem xem có ai đã bị nhiễm bệnh chưa. Vậy chứ lũ chó nghiệp vụ đâu hết mẹ nó rồi? Không có chó thì kiểm tra tình trạng nhiễm bệnh kiểu gì đây? Chúng tôi phải làm gì đây, đi săm soi từng người một à? Chính xác! Đó chính là điều họ bắt chúng tôi làm. [Lắc đầu.] Họ thực sự nghĩ những con người khốn khổ đang sợ hãi, hoảng loạn ấy với cái chết đằng sau lưng và sự an toàn — cái họ cho là an toàn — chỉ cách phía trước có vài mét lại đi xếp hàng ngay ngắn và để chúng tôi lột sạch đồ ra khám nghiệm từng phân một trên cơ thể họ à? Họ nghĩ lũ đàn ông sẽ cứ đứng đấy nhìn chúng tôi khám xét vợ, mẹ và con gái cưng của mình à? Anh có tưởng tượng nổi không? Và chúng tôi cố gắng làm thật. Chúng tôi còn lựa chọn nào đây? Họ phải được cách li nếu chúng tôi muốn sống sót. Sơ tán dân cư để làm gì nếu họ mang mầm bệnh theo cùng?
            [Lắc đầu, cười cay đắng.] Thật là một thảm họa! Một số người không chịu, số khác xông bừa qua hay thậm chí nhảy xuống sông. Đánh nhau nổ ra. Lính tôi nhiều người bị đánh cho thậm tệ, ba người bị đâm, một người bị một lão già đang hoảng sợ cầm khẩu Tokarev cũ kĩ rỉ sét bắn cho phát. Tôi dám chắc anh ta chết trước khi kịp chạm mặt nước.
            Tôi không có mặt ở đó, anh hiểu chứ. Tôi đang ở bên cái điện đài tìm cách gọi hỗ trợ! Cứu viện đang đến, họ cứ nói vậy, đừng đầu hàng, đừng tuyệt vọng, cứu viện đang đến.
            Bên kia dòng sông Dnieper, Kiev đang cháy. Những cột khói đen bốc lên từ trung tâm thành phố. Chúng tôi đứng xuôi chiều gió, cái mùi thật kinh tởm, mùi gỗ, mùi cao su và mùi thịt cháy nồng nặc. Bọn tôi không biết giờ chúng còn cách đây bao xa, chắc tầm một cây, có thể còn ít hơn. Phía trên đồi, lửa đã bao trùm cả khu tu viện. Thật là thê thảm. Với các bức tường cao, vị trí đắc địa của nó, chúng tôi đã có thể chống cự lại. Bất cứ tay sinh viên sĩ quan năm nhất nào cũng có thể biến nó thành một pháo đài bất khả xâm phạm — dự trữ đồ dưới tầng hầm, chặn cửa lại và cho lính bắn tỉa lên trên các tòa tháp. Chúng có thể bảo vệ cây cầu cho đến… cho đến hết đời!
            Tôi nghĩ hình như mình vừa nghe thấy gì đó, một âm thanh từ phía bên kia sông… cái âm thanh đó, anh biết đấy, khi tất cả bọn chúng đi cùng nhau, khi chúng đang ở gần, chính nó… thậm chí giữa tiếng hét la, tiếng chửi rủa, tiếng còi kêu inh ỏi, tiếng súng xa, anh vẫn nhận ra âm thanh ấy.
            [Ông thử giả tiếng rên rỉ của chúng nhưng lại gục xuống ho khù khụ. Ông giơ khăn lên mặt. Giở ra thấy dính đầy máu.]
            Chính âm thanh đó đã khiến tôi bỏ cái điện đài. Tôi nhìn về phía thành phố. Có thứ đập vào mắt tôi, một cái gì đó bên trên mái nhà và đang tiến lại rất nhanh.
            Mấy chiếc phản lực phóng vèo qua đầu chúng tôi, bay cao ngang tầm ngọn cây. Có bốn chiếc, Sukhoi 25 “Rooks,” khá gần, và đủ thấp để nhìn thôi cũng nhận ra được. Quái gì thế, tôi nghĩ thầm, họ định yểm trợ đường dẫn lên cầu à? Chắc định đánh bom khu vực phía đằng sau? Nó có chút công hiệu ở trận Rovno, ít nhất trong vòng vài phút. Mấy chiếc Rooks đánh vòng lại như thể đang xác định mục tiêu, sau đó bẻ cánh xuống thấp và lao thẳng về phía chúng tôi! Cha mẹ quỉ thần ơi, tôi nghĩ thầm, họ sắp đánh bom cây cầu! Họ đã từ bỏ cuộc di tản và giờ đang đi giết hết tất cả!
            “Ra khỏi cầu!” Tôi bắt đầu hét. “Tất cả ra ngay!” Sự hoảng loạn lan truyền trong đám đông. Nó như thể một làn sóng, một dòng điện. Mọi người bắt đầu là hét, xô đẩy tới lui, đâm hết vào nhau. Hàng chục người nhảy xuống nước mà trên mình vẫn mang quần áo nặng trịch và giày dép khiến họ không bơi được.
            Tôi đang kéo mọi người sang, bảo họ chạy đi. Tôi thấy bom được thả, nghĩ rằng mình có thể chúi người xuống vào mấy giây cuối, tự bảo vệ mình khỏi vụ nổ. Rồi sau đó dù bật mở, và thế là tôi biết. Chỉ trong khoảnh khắc, tôi đứng bật dậy và phi trối chết như thỏ. “Đóng cửa lại!” Tôi gào lên. “Đóng cửa lại!” Tôi lao vào trong chiếc xe tăng gần nhất, đóng sầm cửa vào và gia lệnh cho cả đội lái kiểm tra lại chốt cửa! Đây là chiếc xe tăng T-72 đã lỗi thời. Chúng tôi không biết liệu hệ thống quá áp còn hoạt động không, mấy năm rồi đã kiểm tra nó đâu. Chúng tôi chỉ còn biết vừa hi vọng, cầu nguyện, vừa lo sợ trong cái quan tài bằng sắt. Tay xạ thủ đang khóc nức nở, anh lái xe thì ngồi cứng đờ, sĩ quan chỉ huy, một hạ sĩ cơ sở mới chỉ hai mươi tuổi đời, đang co quắp trên sàn, tay nắm chặt cây thánh giá nhỏ đeo trên cổ. Tôi đặt tay lên đầu thằng bé, trấn an nó rằng chúng ta sẽ không sao trong khi mắt vẫn dán vào kính tiềm vọng.
            RVX không được phun ra dưới dạng khí ga. Nó phun ra dưới dạng mưa phùn: mấy giọt nhơn nhớt bé tí xíu bám vào bất cứ thứu gì chúng tiếp xúc. Nó ngấm vào người qua lỗ chân lông, mắt, phổi. Tùy vào liều lượng, hiệu ứng có thể xảy ra ngay tức thì. Tôi có thể thấy tứ chi đám người đang sơ tán bắt đầu run rẩy, tay buông thõng xuống hai bên trong khi chất độc ngấm dần vào hệ thống thần kinh trung ương. Họ giụi mắt, cố tìm cách nói, tìm cách cử động, tìm cách di chuyển. Tôi lấy làm mừng mình không phải ngửi mùi cái đống đang ở trong quần áo lót của họ khi bàng quang và ruột đột ngột tống hết tất cả ra.
            Tại sao họ lại làm vậy? Tôi không hiểu. Bộ chỉ huy cấp cao không biết rằng vũ khí hóa học không có tác dụng đối với thây ma à? Họ chưa học được gì từ vụ Zhitomir à?
            Cái xác đầu tiên bò dậy là một phụ nữ, chỉ trước những người khác một hai giây, một bàn tay co giật tóm dọc lưng một người hình như đã cố gắng che chở cho bà ta. Ông kia trượt sang một bên trong khi mụ ấy đứng lên trên hai đầu gối run rẩy. Mặt mụ lốm đốm và nổi chằng chịt mạch máu đen. Tôi nghĩ mụ nhìn thấy tôi, thấy xe tăng của chúng tôi. Hàm mụ bạnh ra, tay mụ giơ lên. Tôi có thể thấy những kẻ khác đang sống lại, cứ bốn mươi, năm mươi người thì lại có một, tất cả những người đã bị cắn và hồi nãy cố che đậy vết thương.
            Và rồi tôi hiểu ra. Vâng, họ đã rút ra bài học từ vụ Zhitomir, và giờ họ đã tìm ra cách sử dụng tối ưu hơn đống vũ khí thời chiến tranh lạnh. Làm thế nào để cách li người nhiễm bệnh một cách hiệu quả? Làm thế nào có thể ngăn không cho người di tản lây lan bệnh dịch ra sau phòng tuyến? Đó là một cách.
            Chúng bắt đầu sống lại hoàn toàn, đứng lại được, từ từ lê bước qua cầu về phía chúng tôi. Tôi gọi tay xạ thủ. Hắn lắp bắp mãi không đáp được một câu. Tôi đá vào lưng hắn, quát nạt ra lệnh ngắm mục tiêu! Mất đến vài giây nhưng hắn chỉnh tâm súng vào cái mụ đàn bà đầu tiên và bóp cò. Tôi bịt chặt tai lại khi khẩu Coax rú lên. Các chiếc xe tăng khác cũng làm tương tự.
            Hai mươi phút sau, mọi thứ đã kết thúc. Tôi biết đáng ra tôi phải đợi lệnh, ít nhất báo cáo lại tình hình hoặc kết quả cuộc không kích. Tôi có thể thấy thêm 6 phi đội Rooks bay qua đầu, năm đội hướng về các phía các cây cầu khác, đội còn lại bay về phía trung tâm thành phố. Tôi ra lệnh cho toàn đại đội rút lui, hướng về phía tây nam và vứ thế mà đi. Quanh chúng tôi rất nhiều thi thể, những người qua được cầu trước khi bị tấn công khí độc. họ nổ nghe lốp bốp khi chúng tôi cán qua.
            Đã bao giờ anh đến khu Bảo tàng Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại chưa? Đó là một trong những tòa nhà ấn tượng nhất Kiev. Bãi đất đầy máy móc: xe tăng, súng, đủ thể loại, kích cỡ, từ thời Kháng chiến cho đến thời hiện đại. Ở lối vào bảo tàng có hai chiếc xe tăng quay mặt vào nhau. Chúng giờ được trang trí bằng những bức vẽ đầy màu sắc và trẻ con được phép trèo lên đó chơi. Có cả một cái Thập tự Sắt, cao cả mét, được làm từ hàng trăm cây Thập tự Sắt thật lấy từ đám thuộc hạ tử trận của Hitler. Có một cái tranh treo tường cao từ sàn đến trần vẽ một cuộc chiến lớn. Tất cả những người lính phe tôi đều đoàn kết lại, tạo thành một làn sóng của sức mạnh và lòng can đảm đang sùng sục sôi, đánh thẳng vào bọn Đức, đuổi chúng ra khỏi quê hương chúng tôi. Có rất nhiều biểu tượng cho công cuộc bảo vệ tổ quốc nhưng không gì tuyệt vời hơn bức tượng Rodina Mat (Mẹ Tổ Quốc). Đây là tòa nhà cao nhất trong thành phố, một tuyệt tác nghệ thuật cao hơn sau mươi mét làm từ thép không gỉ nguyên chất. Đó là thứ cuối cùng tôi nhìn thấy khi ở Kiev, tấm khiên và lưỡi gươm của bà mãi mãi giơ cao trong tư thế chiến thắng, đôi mắt lạnh lùng, ngời sáng của bà nhìn xuống cảnh chúng tôi tháo chạy.
            CÔNG VIÊN HOANG DÃ TỈNH SAND LAKES, MANITOBA, CANADA
            [Jesika Hendricks ra dấu về phía khoảng đất hoang cận bắc cực. Vẻ đẹp tự nhiên đã bị thay thế bởi những đống phế thải: xe cộ bị bỏ hoang, gạch đá và xác người vẫn còn đông cứng trong lớp tuyết xám và băng. Vốn gốc ở Waukesha, Wisconsin và giờ đã được nhập quốc tịch Canada, chị hiện đang tham gia vào Dự án Khôi phục Thiên nhiên Hoang dã của khu vực. Kể từ khi chính thức kết thúc xung đột, mùa hè nào chị cũng đến đây cùng với vài trăm tình nguyện viên khác. Mặc dù WRP tuyên bố đã có những bước tiến đáng kể, không ai dám khẳng định mọi thứ sắp đi đến hồi kết.]
            Tôi không trách họ, chính quyền ấy, những người đúng ra phải bảo vệ chúng tôi. Khách quan mà nói, tôi nghĩ mình cũng hiểu. Họ không thể để tất cả bám theo quân đội đi về phía tây đằng sau dãy núi Rocky. Họ làm sao mà nuôi nổi chúng tôi, làm sao mà lọc được hết tất cả chúng tôi, và họ làm sao có thể hi vọng chặn được cả binh đoàn thây ma dứt khoát sẽ đi theo chúng tôi? Tôi có thể được tại sao họ muốn tống càng nhiều người di tản lên phương bắc càng tốt. Họ còn biết làm gì hơn đây, đưa quân vũ trang ra chặn chúng tôi ở dãy Rockies à? Hay dùng bom độc như bên Ukraina? Ít nhất nếu đi lên phía bắc, chúng tôi còn có cơ hội. Một khi nhiệt độ tụt xuống và đám thây ma đóng băng lại, trong số chúng tôi chắc sẽ có vài người sống sót. Chuyện này xảy ra ở khắp nơi trên thế giới, thiên hạ chạy lên phía bắc hi vọng sẽ sống được cho tới khi đông về. Không, tôi không trách việc họ muốn lái chúng tôi đi về hướng đó, chuyện đấy tôi tha thứ được. Nhưng cái cách thực hiện vô trách nhiệm của họ, việc thiếu những thông tin quan trọng mà đáng lẽ đã có thể giúp rất nhiều người sống sót… cái đó tôi không bao giờ có thể bỏ qua.
            Lúc đó là tháng tám, hai tuần sau vụ Yonkers và ba ngày trước khi chính phủ bắt đầu rút về phía Tây. Quanh khu chúng tôi không có quá nhiều trận bùng phát dịch. Tôi mới chỉ thấy có một, một đám sáu con ăn thịt một người vô gia cư. Cảnh sát đã nhanh chóng hạ gục chúng. Chuyện xảy ra cách nhà chúng tôi ba dãy và đó là lúc bố tôi quyết định rời đi.
            Chúng tôi đang ở trong phòng khách; bố tôi đang học cách nạp đạn cho khẩu súng trường mới mua trong khi mẹ đóng đinh kín các cửa sổ. Không có kênh nào đưa tin về bất cứ thứ gì ngoài zombie, hoặc tường thuật trực tiếp hoặc các thước băng quay được ở Yonkers. Giờ ngẫm lại, tôi vẫn không tin nổi giới truyền thông làm ăn thiếu chuyên nghiệp đến cỡ nào. Thêu dệt quá nhiều trong khi thông tin đưa quá ít. Toàn ba cái mẩu tin dễ nghe đến từ cả một đội ngũ “chuyên gia”, cái nọ đá cái kia, cái nào cũng cố tỏ ra “bất ngờ” và “chuyên sâu hơn” cái trước. Tất cả thật quá rối rắm, có vẻ chẳng ai biết phải làm gì. Điều duy nhất họ nhất trí được với nhau đó là mọi công dân nên “đi về phía Bắc.” Bởi vì thây ma sẽ đóng băng, cái lạnh cực độ là hi vọng duy nhất của chúng tôi. Chúng tôi chỉ nghe được có thế. Chẳng có hướng dẫn gì thêm về chuyện nên đi đâu, mang theo gì, sống sót kiểu gì, chỉ có mỗi cái khẩu hiệu chết dẫm mà bất cứ ai trên ti vi cũng nói, hoặc được giật tít chạy qua chạy lại góc dưới màn hình. “Đi về phía Bắc. Đi về phía Bắc. Đi về phía Bắc.”
            “Rồi,” bố nói, “tối nay chúng ta sẽ ra khỏi đây và đi về phía Bắc.” Ông cố làm giọng kiên định, vỗ vỗ khẩu súng. Cả đời ông chưa một lần chạm tay vào súng. Ông là một quí ông theo đủ mọi nghĩa — ông là một người rất dịu dàng. Ông lùn, hói, mặt mũi phương phi mà cứ khi cười lại đỏ ửng lên, ông rất hay đùa nhạt và quăng những câu bình phẩm ngô ngố. Ông lúc nào cũng có thứ dành cho tôi, một lời khen hay một nụ cười, hay một chút tiền tiêu vặt mà mẹ tôi không được biết. Ông là người chủ hộ tốt, ông để mẹ quyết những thứ quan trọng.
            Giờ mẹ đang tranh luận, tìm cách cho ông hiểu ra. Chúng tôi sống phía trên đường băng tuyết, chúng tôi có tất cả mọi thứ mình cần. Tại sao phải đi vào nơi hoang dã trong khi ta có thể tích trữ nhu yếu phẩm tiếp tục gia cố nhà và đợi đợt giá buốt đầu tiên của mùa thu? Bố tôi không chịu nghe. Thu đến có khi ta chết lâu rồi, có khi ngay tuần sau đã chết rồi! Bố tôi bị cuốn vào trong Cuộc Đại Loạn. Ông bảo chúng tôi nó sẽ chẳng khác gì một chuyến đi cắm trại dài ngày. Chúng tôi sẽ ăn bánh kẹp thịt nai và tráng miệng bằng trái dại. Ông hứa sẽ dạy tôi cách câu cá và hỏi khi bắt được con thỏ về làm thú cưng tôi muốn đặt tên nó là gì. Cả đời ông sống ở Waukesha. Ông đã đi cắm trại bao giờ đâu.
            [Chị chỉ cho tôi thấy thứ gì đó trong lớp băng, một đống đĩa DVD vỡ.]
            Đây là những thứ người ta mang theo: hàng chục cái máy sấy tóc, GameCube, máy tính xách tay. Tôi không nghĩ họ lại ngớ ngẩn đến mức đi tin rằng mình sẽ dùng đến chúng. Có lẽ vài người nghĩ vậy. Tôi cho là phần lớn chỉ sợ mất đồ thôi, sợ rằng sáu tháng sau khi quay về lại thấy nhà đã bị trộm viếng. Chúng tôi cứ tưởng đồ mình mang theo là hợp lí. Quần áo ấm, đồ nấu ăn, mấy thứ trong tủ thuốc và tất cả chỗ đồ ăn đóng hộp chúng tôi mang theo được. Trông đống đồ ăn như thể đủ dùng trong mấy năm liền. Trên đường đi chúng tôi ăn hết phân nửa. Chuyện ấy không khiến tôi bận tâm. Đây như thể một chuyến phiêu lưu, một cuộc hành trình lên phương Bắc.
            Chúng tôi không bị dính vào mấy vụ đường tắc nghẽn hay bạo động mà anh vẫn thường nghe kể. Chúng tôi đi đợt đầu. Chỉ duy nhất có mấy ông người Canada là đi trước chúng tôi, và phần lớn bọn họ đã đi từ lâu rồi. Trên đường giao thông vẫn khá đông đúc, trước giờ tôi chưa tùng nhìn thấy lắm xe đến thế, nhưng tất cả đều di chuyển mau lẹ và chỉ ùn tắc ở mấy chỗ như các thị trấn ven đường hay công viên.
            Công viên ư?
            Công viên, các điểm cắm trại, bất cứ chỗ nào người ta nghĩ mình đã đủ xa. Bố tôi rất khinh họ, chê họ là thiển cận và ngớ ngẩn. Ông nói chúng tôi vẫn còn quá gần nơi tập trung đông dân và cách duy nhất để sống sót là đi lên phía bắc càng xa càng tốt. Mẹ luôn cãi rằng đấy không phải lỗi của họ, rằng phần lớn bọn họ chỉ bị hết xăng thôi. “Và đó là lỗi của ai,” Bố nói. Chúng tôi có rất nhiều thùng xăng dự trữ trên nóc xe. Bố tôi đã bắt đầu tích trữ ngay từ những buổi đầu của Cuộc Đại Hoảng Loạn. Chúng tôi băng qua rất nhiều chỗ ùn tắc quanh mấy trạm xăng ven đường, hầu hết đều treo cái biển HẾT XĂNG to đùng ở ngoài. Bố lái xe vèo qua. Ông lái qua rất nhiều thứ, mấy cái xe chết máy cần được kích điện hay người đi bộ cần được cho quá giang. Có rất nhiều người như thế, lũ lượt đi theo hàng bên vệ đường, trông đúng cái kiểu dân tị nạn mà người ta hay hình dung. Thỉnh thoảng lại có xe dừng lại cho vài người đi nhờ và thế là đột nhiên ai cũng muốn được đi. “Thấy họ tự gây ra chuyện gì cho mình chưa?” Bố nói.
            Chúng tôi có cho một bà lão đi nhờ, bà lủi thủi đi bộ một mình, tay kéo theo cái vali hàng không. Bà trông rất vô hại, lẻ loi giữa cơn mưa. Chắc đó là lí do mẹ bắt bố dừng xe lại cho bà ta đi nhờ. Bà ấy tên là Patty, đến từ Winnipeg. Bà không nói làm thế nào lại ra được tận đây và chúng tôi cũng không hỏi. Bà rất biết ơn và định đưa hết số tiền mình có cho bố mẹ tôi. Mẹ không chịu nhận và hứa sẽ đưa bà ta đến tận chỗ chúng tôi đang đi. Bà khóc nấc lên, giàn giụa cảm ơn chúng tôi. Tôi thấy thật tự hào vì bố mẹ tôi đã làm điều đúng đắn, mãi cho đến khi bà hắt hơi và đưa khăn tay lên xì mũi. Tay trái bà luôn được bỏ trong túi kể từ khi chúng tôi cho bà lên xe. Chúng tôi thấy tay bà bị cuốn băng và trên đó có một vết ô sẫm màu nhìn như máu. Bà nhận ra chúng tôi đã thấy cái đó và đột nhiên trở nên lo lắng. Bà bảo chúng tôi đừng lo và rằng bà chỉ vô tình cắt đứt tay thôi. Bố nhìn sang mẹ, và rồi cả hai trở nên im lặng. Họ không nhìn tôi, chẳng ai nói gì cả. Tối đó đang ngủ thì tôi tỉnh dậy khi nghe tiếng cửa khoang hành khách đóng cái rầm. Tôi nghĩ chắc chẳng có chuyện gì bất thường. Chúng tôi toàn phải dừng lại để đi vệ sinh. Họ luôn gọi tôi dậy phòng khi tôi muốn đi, nhưng lần này tôi chẳng biết trời đất gì hết ra cho đến khi xe bắt đầu di chuyển. Tôi nhìn quanh tìm Patty nhưng bà không có ở đây nữa. Tôi hỏi bố mẹ chuyện gì vừa xảy ra và họ bảo bà ấy nói bố mẹ cho mình xuống. Tôi ngoái lại nhìn và hình như có nhận ra dáng bà ấy, cái hình thú bé xíu đang càng lúc càng nhỏ dần. Tôi thấy bà ấy trông như thể đang đuổi theo chúng tôi, nhưng tôi đã quá mệt và đầu óc quá rối bời nên không chắc được. Có lẽ tôi chỉ đơn giản là không muốn biết. Tôi lờ đi rất nhiều thứ trong chuyến đi lên phương bắc.
            Những thứ nào?
            Những “người đi nhờ xe” khác chẳng hạn, những người đi đứng chậm rãi chẳng buồn chạy ấy. Không có nhiều vì hãy nhớ chúng tôi là đợt đầu. Chúng tôi gặp tầm nửa tá là cùng, đi lang thang giữa đường, giơ tay lên khi chúng tôi đến gần. Bố tôi đánh vòng xe né họ ra và mẹ bảo tôi cúi đầu xuống. Tôi chưa từng thấy tận mặt ai cả. Tôi úp mặt vào ghế và nhắm mắt lại. Tôi không muốn nhìn thấy họ. Tôi cố nghĩ về bánh kẹp thịt nai và quả dại. Như thể đang đi về Miền Đất Hứa vậy. Tôi biết một khi đã đi lên phía Bắc đủ xa, mọi thứ sẽ đâu vào đấy.
            Hồi đầu thì đúng thế thât. Chúng tôi có một bãi cắm trại ngay cạnh bờ hồ, quanh đấy không có quá nhiều người nhưng cũng vừa đủ để chúng tôi cảm thấy “an toàn” trong trường hợp có cái thây nào xuất hiện, anh hiểu chứ. Ai cũng rất thân thiện, tạo ra cả một không khí cộng đồng lớn, thoải mái. Mới đầu nó như một bữa đại tiệc vậy. Đêm nào cũng có tổ chức nấu ăn ngoài trời rất hoành tráng, mọi người cùng đóng góp những thứ mình săn hoặc câu được, chủ yếu là câu được. Một số người sẽ quăng thuốc nổ xuống hồ, kêu đánh bùm một cái và cá cứ thế mà nổi hết lên mặt nước. Tôi sẽ chẳng bao giờ quên được những âm thanh đó, tiếng nổ hoặc tiếng máy cưa khi người ta đốn cây hoặc tiếng nhạc xập xình từ loa trên xe và các thứ nhạc cụ các gia đình khác mang theo. Đến tối tất cả chúng tôi cùng ngồi hát bên đống lửa trại khổng lồ đốt lên bằng những khúc gỗ to xếp chồng lên nhau.
            Đó là hồi chúng tôi vẫn còn có cây, trước khi đợt hai và đợt ba bắt đầu đến, khi ấy người ta phải đốt đến lá và rễ cây, rồi cuối cùng đến bất cứ thứ gì họ kiếm được. Cái mùi nhựa và cao su bắt đầu trở nên ngày càng kinh tởm, ám cả vào trong mồm, trong tóc. Đến lúc đó cá đã bị đánh bắt sạch rồi, và cũng chẳng còn thứ gì để săn bắt nữa. Không ai tỏ vẻ lo lắng gì cả. Mọi người vẫn trông mong mùa đông sẽ đóng băng lũ thây ma.
            Nhưng khi thây ma đóng băng hết thì mọi người sống sót qua mùa đông kiểu gì?
            Hỏi hay đấy. Tôi nghĩ hầu hết mọi người không ai nghĩ được xa thế đâu. Có lẽ họ tưởng “giới cầm quyền” sẽ đến cứu họ hoặc họ có thể gói ghém hành lí và đi về. Tôi dám chắc rất nhiều người không bận tâm đến bất cứ thứ gì khác ngoài ngày mai ở phía trước, vui mừng rằng cuối cùng họ cũng đã được an toàn và tin tưởng rằng mọi thứ sẽ tự được giải quyết. “Chúng ta sẽ được về ngay ấy mà,” người ta nói. “Đến mùa Giáng sinh mọi thứ sẽ ổn thỏa thôi.”
            [Chị chỉ cho tôi thấy một thứ khác trong lớp băng, một cái túi ngủ Sponge-Bob SquarePants. Nó nhỏ thôi và ố màu nâu bẩn.]
            Anh nghĩ nên coi cái này là gì, giường nhiệt ở một bữa tiệc ngủ qua đêm à? Ừ thì chắc họ không kiếm được cái túi nào tử tế — Các chỗ bán trang thiết bị cắm trại bao giờ cũng hết hàng hoặc đóng cửa đầu tiên — nhưng anh không thể tin nổi người ta lại có thể ngu ngốc đến mức nào. Rất nhiều người đến từ các bang ở Sunbelt, thậm chí có người đến từ tận miền nam Mexico. Có người chui vào túi ngủ mà vẫn mang nguyên giày, không biết rằng nó khiến máu họ không lưu thông được. Có người uống rượu vào cho ấm lên, không biết rằng thực chất việc tỏa ra nhiều nhiệt hơn sẽ làm giảm thân nhiệt của họ. Có người mặc áo khoác to bự nhưng bên dưới chỉ có độc chiếc áo phông. Họ làm việc nặng nhọc, nóng quá, cởi áo ra. Người họ lúc ấy đầm đìa mồ hôi do vải bông giữ ẩm tốt. Có cơn gió thổi tạt qua và thế là… cái tháng chín đầu tiên ấy rất nhiều người lăn ra ốm. nhiễm lạnh với cảm cúm. Họ lây hết cho những người còn lại.
            Lức mới đầu ai cũng thân thiện. Chúng tôi họp tác. Chúng tôi trao đổi hay thậm chí là mua lại những gì cần thiết từ các gia đình khác. Lúc ấy tiền vẫn còn chút giá trị. Ai cũng nghĩ ngân hàng sẽ sớm mở cửa lại thôi. Cứ khi nào bố mẹ đi kiếm đồ ăn là họ lại nhờ hàng xóm trông nom tôi. Tôi có cái đài sinh tồn nhỏ, loại sạc bằng tay quay, vậy nên tối nào chúng tôi cũng nghe được tin tức. Toàn tin lui quân, tin các đơn vị quân đội bỏ mặc người dân. Chúng tôi vừa nghe vừa cầm bản đồ nước Mỹ, chỉ vào các thành phố và thị trấn đang được đưa tin. Tôi thường ngồi trên lòng bố. “Thấy chưa,” ông nói, “họ không trốn đi kịp. Họ không khôn như mình.” Ông gượng cười. Có một thoáng tôi nghĩ ông nói đúng.
            Nhưng sau tháng đầu tiên, khi đồ ăn bắt đầu cạn kiệt và thời tiết ngày càng lạnh lẽo, u ám hơn, mọi người bắt đầu lộ tính xấu. Không còn đốt lửa trại chung nữa, không còn tụ tập ăn uống hay hát hò gì nữa. Cả trại trở thành một mớ hổ lốn, không ai chịu dọn dẹp rác rưởi nữa. Có mấy lần tôi dẫm phải phân người. Chẳng còn ai thèm vùi nó đi nữa.
            Tôi không được phép ở một mình với hàng xóm nữa, bố mẹ tôi không còn tin ai cả. Tình hình bắt đầu trở nên nguy hiểm, bắt đầu có nhiều vụ ẩu đả xảy ra. Tôi chứng kiến hai mụ đàn bà tranh giành nhau một cái áo lông thú và kết cục xé toạc nó ra. Tôi chứng kiến cảnh một ông bắt quả tang một người khác trộm đồ trong xe của ông ta và lấy gậy sắt nện vỡ đầu người kia. Hầu hết xảy ra vào buổi tối, tiếng va chạm và tiếng quát nạt. Tỉnh thoảng sẽ nghe thấy tiếng súng nổ và tiếng ai đó kêu khóc. Có lần tôi nghe tiếng người di chuyển ngoài cái lều tạm bợ chúng tôi mắc trên xe. Mẹ bảo tôi cúi xuống và bịt tai vào. Bố đi ra ngoài. Bịt tai rồi tôi vẫn nghe thấy tiếng hét. Tiếng súng của bố khai hỏa. Có người la hét. Bố quay vào xe, mặt trắng bệch. Tôi chẳng dám hỏi ông chuyện gì vừa xảy ra.
            Lần duy nhất mọi người còn đoàn kết lại được là khi thây ma xuất hiện. Đó là những con bám theo những người đợt ba, đi một mình hoặc đi theo nhóm nhỏ. Cứ vài ngày lại có con xuất hiện. Có người báo động và mọi người sẽ tập trung lại để giải quyết chúng. Và rồi khi mọi thứ xong xuôi chúng tôi lại tiếp tục trở mặt với nhau.
            Khi trời lạnh đến mức nước hồ đóng băng, khi thây ma bắt đầu ngưng xuất hiện, rất nhiều người nghĩ giờ đã đủ an toàn để bắt đầu đi bộ về.
            Đi bộ? Không phải đi xe à?
            Hết xăng rồi. Họ lấy hết ra để nấu ăn hoặc chạy máy sưởi trên xe. Ngày nào cũng có mấy nhóm người đói rách tả tơi khiêng vác theo cả đống những thứ đồ vô dụng mà họ mang lên, tất cả đều mang cái vẻ hi vọng trông rất não nề.
            “Họ định đi đâu cơ chứ?” Bố lại nói. “Họ không biết rằng ở dưới Nam trời chưa đủ lạnh à? Họ không biết cái gì đang chờ đợi họ ở dưới đó à?” Bố tin tưởng chắc nịch rằng nếu chúng tôi trụ được đủ lâu, sớm muộn gì tình hình cũng sẽ sáng sủa hơn. Đó là hồi tháng mười, khi chúng tôi vẫn còn trông ra hình người.
            [Chúng tôi bắt gặp một đống xương, nhiều đếm không xuể. Chúng nằm trong một cái hốc bị băng phủ phân nửa.]
            Tôi là một đứa khá nặng cân. Tôi không chơi thể thao, tôi sống bằng đồ ăn nhanh và thức ăn vặt. Vào tháng tám khi nhà tôi đến đây tôi chỉ gầy đi có một tẹo. Đến tháng mười một thì tôi chỉ còn da bọc xương. Bố mẹ trông cũng chẳng khá khẩm gì hơn. Bụng bố không còn phệ nữa, còn xương gò má mẹ thì nổi gồ lên. Họ cãi nhau rất nhiều, cãi nhau về đủ thứ. Điều ấy làm tôi sợ hơn bất cứ thứ gì. Ở nhà họ không bao giờ lớn tiếng cả. Họ là giáo viên, “người cấp tiến.” Thỉnh thoảng cũng có những bữa tối căng thẳng, im ắng nhưng không bao giờ đến mức như thế này. Cứ hở ra là họ lại hục hạc với nhau. Có một lần, tầm lễ Tạ ơn… tôi không chui ra khỏi túi ngủ được. Bụng tôi trương phềnh lên và mũi mồm đầy vết lở loét. Trong cái xe RV của hàng xóm bốc ra cái mùi gì đó. Họ đang nấu nướng, thịt, mùi thơm phức. Bố mẹ đang cãi nhau ở ngoài. Mẹ bảo “nó” là lựa chọn duy nhất. Tôi chẳng biết “nó” là cái gì. Mẹ bảo “nó” cũng “đâu tệ đến thế” bởi chính đám hàng xóm chứ không phải chúng tôi mới là người tự tay “làm chuyện đó.” Bố nói chúng tôi sẽ không hạ mình xuống cái mức đó và rằng mẹ nên thấy tự xấu hổ. Mẹ cật lực công kích bố, rít lên rằng chính tại bố mà giờ chúng tôi mới ở đây, tại bố mà giờ tôi đang sắp chết. Mẹ bảo bố rằng một thằng đàn ông đích thực sẽ biết phải làm gì. Mẹ gọi bố là nhu nhược và rằng ông muốn chúng tôi chết quách đi để ông có thể sống đúng với bản chất “thằng ẻo lả” của mình mà mẹ đã biết thừa. Bố bảo mẹ câm cha cái mõm lại. Bố chưa bao giờ văng tục. Tôi nghe thấy tiếng gì đó vọng vào, một tiếng thụi. Mẹ quay trở vào, tay áp mớ tuyết vào phía mắt phải. Bố vào sau mẹ. Ông không nói gì cả. Ông mang cái vẻ mặt trước nay tôi chưa từng thấy, như thể ông đã lột xác hoàn toàn. Ông tóm lấy cái đài của tôi, thứ mọi người từ lâu đã tìm cách mua lại… hoặc lấy cắp và quay trở ra ngoài, đi về hướng chiếc RV. Mười phút sau ông quay lại, không mang theo cái đài nhưng có cả một xô thịt hầm nóng hôi hổi. Ngon tuyệt đỉnh! Mẹ bảo tôi đừng ăn nhanh quá. Bà bón cho tôi từng thìa một. Mẹ trông nhẹ nhõm hẳn. Bà hơi khóc một chút. Bố vẫn mang cái vẻ mặt ấy. Cái vẻ mặt mà mấy tháng sau cũng xuất hiện ở tôi, khi bố mẹ bị ốm và tôi phải tìm thức ăn cho họ.
             [Tôi quì xuống xem xét đống xương. Tất cả đều bị đập vỡ, tủy rút hết ra.]
            Mùa đông thực sự đến vào đầu tháng mười hai. Tuyết phủ cao quá đầu, thật thế luôn, cao đến hàng núi, dày đặc và xám xịt do dính chất bẩn. Cả trại trở nên yên ắng. Không còn ẩu đả, bắn nhau gì nữa. Khi Giáng sinh đến thì thức ăn có đề huề.
            [Chị giơ lên cái gì trông như một cái xương đùi bé tí. Nó đã được ai đó lấy dao cạo sạch trơn.]
            Họ nói mùa đông năm đó có mười một triệu người chết, và đấy mới chỉ là ở Bắc Mỹ. Còn chưa tính đến những nơi khác nữa: Greenland, Iceland, Scandinavia. Tôi chẳng dám nghĩ về Siberia, cả đống người tị nạn đến từ phía nam Trung Quốc, những người chạy sang từ bên Nhật cả đời chưa từng ra khỏi thành phố, và cả những người ở bên Ấn Độ. Đó là Mùa Đông Xám đầu tiên, khi các thứ bụi bẩn trên trời bắt đầu gây biến đổi khí hậu. Người ta nói chỗ chất bẩn đó có một phần, tôi không biết chính xác bao nhiêu, là tro bụi xác người.
            [Chị cắm cột mốc vào bên trên cái hốc.]
            Cũng mất khá lâu nhưng cuối cùng rồi mặt trời cũng lên, và khí hậu bắt đầu trở nên ấm áp, tuyết bắt đầu tan. Đến giữa tháng bảy, mùa xuân cuối cùng cũng đến và cả lũ thây ma cũng vậy.
            [Một người khác trong đội gọi chúng tôi. Một con zombie bị chôn nửa người, từ thắt lưng trở xống kẹt cứng trong băng. Cái đầu, tay, và nửa thân trên vẫn sống nhăn, quẫy đạp và rên rỉ, tìm cách bò về phía chúng tôi.]
            Tại sao sau khi bị đóng băng chúng vẫn sống lại được? các tế bào trong cơ thể người đều chứa nước đúng không? Và khi chỗ nước ấy đông lại, nó nở ra và phá vỡ thành tế bào. Chính vì thế mà ta không thể cứ đông cứng bất động người lại, thế thì tại sao bọn thây ma lại làm được?
            [Con zombie thình lình lao mạnh về phía chúng tôi; phân thân dưới đang bị đóng băng của nó đứt rời. Jesika giương cao vũ khí, một cái xà beng dài bằng sắt, và bình thản đập vỡ sọ nó.]
            CUNG ĐIỆN HỒ UDAIPUR, HỒ PICHOLA, RAJASTHAN, ẤN ĐỘ
            [Bao phủ toàn bộ phần nền móng ở đảo Jagniwas, công trình kiến trúc bình dị, gần như là từ trong truyện cổ tích hiện ra này đã một thời là nơi ở của thái tử Ấn, rồi trở thành một khách sạn hạng sang, và rồi thành nơi trú ẩn cho vài trăm dân tị nạn cho đến khi một trận bùng phát dịch tả giết hết sạch. Dưới sự chỉ đạo của Quản lí Dự án Sardar Khan, khách sạn này cũng như cái hồ và thành phố bao quanh nó cuối cùng cũng đã bắt đầu hồi sinh. Khi hồi tưởng lại, ông Khan nghe không giống một kĩ sư dân có học vấn cao, đã kinh qua chiến trận mà lại giống một anh binh nhất trẻ tuổi đang sợ hãi đã từng có mặt ở một tuyến đường vượt núi hỗn loạn.]
            Tôi vẫn còn nhớ lũ khỉ, có đến hàng trăm con, trèo leo và nhảy nhót giữa đám xe, thậm chí là trên đầu người ta. Tôi nhìn thấy chúng từ tận Chandigarh, nhảy chuyền qua các mái nhà và ban công trong khi thây ma tràn ra phố. Tôi vẫn còn nhớ cảnh chúng chạy tán loạn, hú hét inh ỏi, phóng thẳng lên cột điện để tránh xa tầm tay bọn zombie. Có vài con thậm chí còn chẳng cần đợi bị tấn công; chúng biết trước. Và giờ chúng đang ở đây, trên tuyến đường mòn chật hẹp, quanh co vượt dãy Himalayan. Họ gọi đó là đường, nhưng ngay cả trong thời bình, nó đã mang tiếng là một tử địa. Hàng ngàn người tị nạn luồn lách hoặc trèo qua những thứ xe cộ chết máy bị bỏ lại. Người ta vẫn còn cố gắng vác theo hành lí, thùng hộp; có gã vẫn cứng đầu khư khư giữ lấy một cái màn hình máy tính. Một con khỉ nhảy xuống đầu hắn, định lấy đó làm bàn đạp, nhưng gã kia đứng quá gần mép núi và cả hai ngả lộn cổ xuống dưới. Dường như cứ mỗi giây là lại có ai đó trượt chân. Đông người quá. Tuyến đường này thậm chí còn không có lan can. Tôi thấy cả một cái xe buýt lật nhào xuống, tôi còn chẳng hiểu sao mà thế được, nó có đang di chuyển đâu. Hành khách trên xe phải trèo ra ngoài đằng cửa sổ vì cửa lên xe đã bị dòng người làm kẹt không mở được. Có một chị vừa chui được nửa người ra khỏi cửa sổ thì cái xe bắt đầu lật. Tay chị ta ôm thứ gì đó, cái thứ ấy đang tóm chặt lấy chị ta. Tôi cố tự nhủ rằng nó không có chuyển động hay khóc lóc gì hết, rằng đó chỉ là một đống vải. Không ai trong tầm với thèm giúp chị ta. Thậm chí còn không ai thèm nhìn, họ cứ thế mà chen nhau đi tiếp. Thỉnh thoảng mỗi khi mơ về khoảnh khắc ấy, tôi chả biết họ khác gì so với lũ khỉ.
            Đáng ra tôi không phải ở đó, tôi thậm chí còn không phải kĩ sư tham chiến. Tôi ở trong BRO37; nhiệm vụ của tôi là làm đường, không phải cho nổ chúng. Tôi đang lang thang đi trong khu vực tập trung ở Shimla, cố tìm xem đơn vị mình còn những ai thì có cái tay kĩ sư này, trung sĩ Mukherjee, tóm tay tôi và hỏi, “Này anh, anh lính, anh biết lái xe không?”
            Hình như tôi có lắp bắp trả lời có hay gì đó, và đột nhiên hắn đẩy tôi vào ghế lái một chiếc xe jíp trong khi hắn nhảy vào ngồi ghế cạnh tôi, mang theo một thiết bị trông giống bộ đàm và để ở trên đùi. “Quay lại chỗ đường qua núi! Nhanh! Nhanh!” Tôi lái xe ra đường, vừa lạng lách vừa cố gắng tuyệt vọng giải thích rằng thực chất tôi là tài xế lái xe lu, và ngay cả xe lu tôi cũng không đủ trình độ lái. Mukherjee không thèm nghe. Hắn còn đang mải hí hủi chỉnh cái thiết bị trên đùi. “Thuốc nổ sẵn sàng rồi,” hắn giải thích. “Giờ ta chỉ còn phải chờ lệnh thôi!”
            “Thuốc nổ nào?” Tôi hỏi. “Lệnh nào?”
            “Lệnh cho nổ đường, đầu khấc ạ!” hắn quát lên, chỉ vào cái thứ trên đùi mà giờ tôi đã nhận ra là kíp nổ. “Ta còn có thể chặn bọn chúng bằng cách nào khác đây?”
            Tôi có biết lờ mờ rằng việc rút lui vào trong dãy Himalaya có liên quan đến một kế sách chiến lược nào đó, và một phần trong kế sách đó là phải chặn hết tất cả các đường lên núi, không cho con thây ma nào lọt qua. Nhưng tôi đến mơ cũng không nghĩ nổi là mình lại được tham gia trở thành một thành phần quan trọng đến thế! Đang nói chuyện tử tế nên tôi sẽ không nhắc lại cái phản ứng thô tục của tôi đối với Mukherjee cũng như cái phản ứng không kém phần đạo mạo của Mukherjee khi chúng tôi đến được tuyến đường đó và phát hiện ra nó vẫn còn đặc nghẹt dân tị nạn.
            “Đáng ra nó phải trống trơn!” hắn hét lên. “Không còn người tị nạn nào nữa chứ!”
            Chúng tôi thấy một anh lính mang quân phục Rashtriya Rifles, người đáng ra phải đứng trấn cổng con đường lên núi, chạy vọt qua xe. Mukherjee nhảy ra tóm lấy anh ta. “Cái quái gì thế này?” hắn hỏi; hắn tướng tá cũng to lớn, vạm vỡ và đang nổi trận lôi đình. “Đáng ra anh phải giữ trống đường cơ mà.” Anh lính kia trông cũng cáu giận và sợ hãi không kém. “Anh muốn tự tay bắn bà mình à, mời!” Anh ta đẩy viên trung sĩ sang một bên và tiếp tục đi.
            Mukherjee bật bộ đàm và báo cáo lại rằng đường vẫn còn rất đông. Có người trả lời anh ta, một sĩ quan giọng the thé, hoảng hốt và nghe trẻ tuổi hét lên rằng lệnh của hắn ta là phải cho nổ đường cho dù trên đấy có còn bao nhiêu người đi chăng nữa. Mukherjee giận dữ đáp lại rằng hắn sẽ đợi cho đến khi đường thông. Nếu bây giờ chúng tôi cho nổ, không những chúng tôi sẽ tống thẳng hàng chục người xuống vực sâu mà còn khiến hàng ngàn người bị kẹt lại ở phía bên kia. Giọng bên kia quát ngược lại rằng tuyến đường này sẽ không bao giờ thông được, rằng đằng sau đám người trên đường kia là cả một đàn nhung nhúc hàng mà chỉ Chúa mới biết có bao nhiêu triệu con zombie. Mukherjee trả lời hắn sẽ chỉ cho nổ con đường khi lũ zombie xuất hiện, không sớm không muộn dù chỉ một giây. Hắn sẽ không trở thành đao phủ bất chấp thằng trung úy khốn nạn nào…
            Đang nói Mukherjee bất chợt khựng lại giữa chừng và nhìn vào cái gì đó đằng sau đầu tôi. Tôi quay ngoắt ra sau và đột nhiên thấy mình đang nhìn thẳng mặt Đại tướng Raj-Singh! Tôi chả biết ngài từ đâu xuất hiện, tại sao ông ta lại ở đây… Mãi đến bây giờ vẫn không ai tin tôi, không phải không tin chuyện ông ấy có mặt ở đó, mà là tôi đã có mặt ở đó. Tôi chỉ cách ông, cách Mãnh hổ vùng Delhi có vài phân! Tôi có nghe bảo rằng với những ai mình kính trọng thì thường ta sẽ thấy họ trông cao lớn hơn. Trong tâm trí của tôi, ông chẳng khác nào một gã khổng lồ, ngay cả với bộ quân phục rách rưới, cái khăn xếp vấy máu, miếng vải che mắt phải và mẩu băng trên mũi (đám lính của ông đã có người phải nện thẳng vào mặt ông để đưa ông lên chiếc trực thăng cuối cùng ra khỏi Công viên Gandhi). Đại tướng Raj-Singh…
            [Khan hít sâu, ngực phổng lên vì tự hào.]
            “Các quí ông,” ông bắt đầu nói… ông ấy gọi chúng tôi là “Quí ông” và giải thích rất cẩn thận rằng tuyến đường này cần phải được phá hủy ngay lập tức. Những đơn vị còn sót lại của không lực đã có chỉ đạo riêng về vấn đề chặn các tuyến đường lên núi. Ngay lúc này đây, một chiếc phi cơ ném bom Shamsher đang quần thảo ngay phía trên vị trí chúng tôi. Nếu chúng tôi thấy mình không thể hoặc không sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ thì phi công chiếc Jaguar được lệnh thực thi “Cơn giận của Shiva.” “Các anh có biết đấy là gì không?” Raj-Singh hỏi. Có lẽ ông nghĩ tôi còn trẻ quá, chưa đủ hiểu biết, hoặc có lẽ bằng cách nào đó ông đã đoán được tôi theo đạo Hồi, nhưng ngay cả nếu tôi hoàn toàn mù tịt về vị thần hủy diệt của đạo Hindu, bất cứ người lính nào cũng đều đã nghe tin đồn về cái mật danh “bí mật” cho việc sử dụng vũ khí nhiệt hạch hạt nhân.
            Làm thế chẳng phải sẽ phá hủy được tuyến đường ư?
            Đúng, và phá luôn cả một nửa ngọn núi nữa! Thay vì một chỗ nút cổ chai hẹp xung quanh bao bọc bởi vách đá dựng đứng, anh sẽ có gần như nguyên cả một cái dốc thoải to đùng. Mục tiêu của việc phá hủy các tuyến đường này là để tạo ra một rào cản ngăn không cho thây ma tiếp cận, và giờ một tay đại tướng không quân ngu ngốc cuồng vũ khí hạt nhân nào đó sắp sửa cho chúng một lối đi hoàn hảo dẫn thẳng vào khu vực an toàn!
            Mukherjee nuốt khan, lung túng không biết làm gì, mãi cho đến khi ngài Mãnh hổ chìa tay ra xin cái kíp nổ. Thật đúng là một người hùng, ông giờ đây sẵn sàng vác trên vai gánh nặng của một kẻ sát nhân. Viên trung sĩ đưa nó cho ông, mắt rơm rớm lệ. Đại tướng Raj-Singh cảm ơn hắn, cảm ơn cả hai chúng tôi, thì thầm một lời cầu nguyện, và rồi nhấn cả hai ngón tay cái xuống nút kích nổ. Chẳng có gì xảy ra cả, ông thử lại, không phản ứng gì hết. Ông kiểm tra pin, kiểm tra dây nhợ và thử lần ba. Không có gì. Vấn đề không phải do kíp nổ. Chỗ thuốc nổ được chôn ở vị trí một cây rưỡi dọc tuyến đường, ngay giữa đám người tị nạn đã bị làm sao đó rồi.
            Thế là hết, tôi nghĩ, chúng ta tiêu rồi. Tôi chỉ nghĩ được đến chuyện chạy trốn đủ xa để tránh vụ nổ hạt nhân. Giờ tôi vẫn thấy tội lỗi vì đã suy nghĩ như vậy, chỉ biết đến bản thân trong cái giờ phút như thế này.
            Thật tạ ơn Chúa đã ban cho chúng tôi Đại tướng Raj-Singh. Ông phản ứng ngay… theo đúng kiểu anh hi vọng một huyền thoại sống sẽ phản ứng. Ông ra lệnh cho chúng tôi chạy đi ngay, tự cứu bản thân và đi đến Shimla, rồi sau đó quay mình lao thẳng vào đám đông. Mukherjee và tôi nhìn nhau và, nói ra kể cũng đáng tự hào, gần như không chút do dự chạy đuổi theo ông ấy.
            Chúng tôi cũng muốn trở thành anh hùng, muốn bảo vệ vị tướng của mình và che chắn ông khỏi đám đông. Thật nực cười. Chúng tôi còn chẳng nhìn thấy ông một khi đám đông đã nuốt chửng chúng tôi như một dòng sông chảy xiết. Tôi bị xô đẩy từ mọi hướng. Tôi chẳng hiểu mình bị thụi vào mắt lúc nào. Tôi gào lớn rằng tôi cần đi qua, rằng đây là nhiệm vụ của quân đội. Chả ai nghe. Tôi bắn mấy phát chỉ thiên. Chả ai để ý. Tôi còn tính bắn thẳng vào đám đông. Tôi cũng đang trở nên tuyệt vọng như họ. Qua khóe mắt tôi bắt gặp cảnh Mukherjee cùng một người đàn ông khác ngã nhào xuống vực, vẫn còn cố giằng nhau khẩu súng. Tôi quay người lại để báo với Đại tướng Raj-Singh nhưng không thể tìm ra ông trong đám đông. Tôi gọi tên ông, cố nhận ra ông giữa đám đầu người lố nhố. Tôi trèo lên nóc một chiếc xe buýt nhỏ, tìm cách định hướng lại. Sau đó gió nổi lên; nó mang theo cái mùi và cái tiếng rên rỉ vang vọng quanh các vách núi. Ngay trước mặt tôi khoảng tầm nửa cây, đám đông bắt đầu tháo chạy. Tôi căng mắt ra… nhíu mày lại. Bọn thây ma đang đến. Chậm rãi, khoan thai, và cũng đông lúc nhúc như đám người tị nạn chúng đang xâu xé.
            Cái xe lắc và tôi ngã lộn cổ xuống. Mới đầu tôi còn trôi nổi giữa biển người, rồi đột nhiên tôi chìm xuống phía dưới, giày và những bàn chân trần cứ thế mà dẫm đạp lên người tôi. Tôi cảm thấy xương sườn mình gãy nứt, tôi ho ra và nếm thấy vị máu. Tôi kéo mình về phía dưới gầm cái xe buýt. Người tôi mỏi nhừ, đau rát. Tôi không nói được nữa. Tôi gần như chả còn nhìn thấy gì. Tôi nghe tiếng bọn zombie đang tới gần. Chắc chúng chỉ còn cách tôi tầm hai trăm mét nữa thôi. Tôi thề sẽ không chết như những người khác, như những nạn nhân bị xé nát ra thành từng mảnh, như cái con bò vật vã, máu tuôn xối xả bên bờ dòng sông Satluj ở Rupnagar mà có lần tôi đã chứng kiến. Tôi lóng cóng lần tìm súng, tay tôi không còn cử động được nữa. Tôi chửi thề và khóc nức nở. Tôi cứ tưởng lúc đó mình phải tin vào đạo lắm nhưng tôi lại sợ hãi và cáu giận quá đến mức tôi bắt đầu tự đập đầu mình vào gầm xe. Tôi nghĩ nếu đập đủ mạnh tôi có thể tự nện vỡ sọ mình. Đột nhiên có một tiếng gầm rung trời lở đất và mặt đất phía dưới tôi bật ngược lên. Hàng loạt những tiếng kêu gào và rên rỉ hòa vào với một làn sóng xung chấn bụi bị nén rất mạnh. Mặt tôi đập thẳng vào mớ máy móc phía trên, lăn ra bất tỉnh.
            Điều đầu tiên tôi nhớ được khi hồi tỉnh là một âm thanh rất mơ hồ. Mới đầu tôi tưởng đó là tiếng nước. Nó nghe giống như vòi nước nhỏ giọt…tạch-tạch-tạch, cứ như vậy đó. Tiếng tí tách ấy trở nên rõ hơn, và đột nhiên tôi nhận ra hai âm thanh nữa, tiếng nhiễu điện của điện đàm tôi… chả hiểu tại sao nó chưa bị nghiền cho bẹp dí… và cái tiếng tru muôn thủa của lũ thây ma. Tôi bò ra khỏi gầm cái xe buýt. Ít nhất chân tôi vẫn đủ sức đứng lên. Tôi nhận thấy tôi đang trơ trọi một mình, không còn dân tị nạn, không còn Đại tướng Raj-Singh nữa. Tôi đang đứng giữa một tập hợp các thứ tư trang bị vứt bỏ ngay chính giữa một tuyến đường lên núi bị bỏ hoang. Trước mặt tôi là một cái vách bị cháy đen. Phía bên kia là phần còn lại của con đường đã bị chặt đứt.
            Tiếng rên vọng lại từ chỗ đó. Bọn thây ma vẫn đang tìm cách sang chỗ tôi. Với đôi mắt trợn trừng và cánh tay duỗi thẳng, chúng cứ lũ lượt rơi xuống khỏi cái ghờ đá lởm chởm. Đấy chính là nguồn phát ra cái tiếng tí tách: tiếng cơ thể chúng đập xuống đáy thung lũng bên dưới.
            Mãnh hổ chắc đã tự tay kích hoạt khối thuốc nổ. Chắc ông đến được chỗ đống mìn cùng lúc với bọn thây ma. Tôi hi vọng nanh vuốt chúng chưa kịp chạm vào ông. Tôi hi vọng rằng ông hài lòng với bức tượng của mình giờ đang hiên ngang đứng nơi con đường cao tốc hiện đại xuyên núi với bốn làn. Lúc đó tôi không nghĩ về sự hi sinh của ông. Tôi còn chả biết đây có phải sự thực hay không. Tôi đứng im lặng nhìn cái thác thây ma, vừa nhìn vừa lắng nghe báo cáo của các đơn vị khác trên điện đài:
            “Vikasnagar: An toàn.”
            “Bilaspur: An toàn.”
            “Jawala Mukhi: An toàn.”
            “Tất cả các tuyến đường báo cáo lại an toàn: Hết!”
            Mình đang mơ à, tôi nghĩ, mình điên rồi à?
            Con khỉ không giúp ích được gì hết. Nó ngồi trên đỉnh cái xe buýt, ngắm nhìn lũ thây ma đâm đầu xuống chỗ chết. Mặt nó trông thật bình tĩnh, thật thông minh, như thể nó thực sự hiểu chuyện gì đang xảy ra vậy. Tí chút nữa thì tôi đã muốn nó quay sang tôi và nói, “Đây là bước ngoặt của cuộc chiến! Cuối cùng chúng ta cũng chặn được chúng rồi! Cuối cùng ta cũng an toàn rồi!” nhưng thay vào đó nó lại trưng “của quí” ra và tương một bãi vào mặt tôi.
           


Mục Lục

Nhãn: , , , , , ,

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

<< Trang chủ