Thứ Hai, 2 tháng 6, 2014

Mùa hè nên ăn uống gì để thanh nhiệt giải độc ?

Mùa hè nên ăn uống gì để thanh nhiệt giải độc ?
Mùa hè nên ăn uống gì ? Nên ăn gì trong để tốt cho sức khỏe khi vào hè.Có những loại trái cây rau quả rất bổ dưỡng cho sức khỏe vào mùa hè, bạn đã biết chưa?

Hãy cùng Bít Tuốt Blog tìm hiểu một số thực phẩm khuyến khích các bạn nên ăn nhiều vào mùa hè để giúp cơ thể thanh nhiệt giải độc trong mùa hè nóng bức này

Mùa hè nên ăn uống gì ?

- Đậu xanh: Thanh nhiệt giải độc, tiêu nắng nóng, tiêu khát, trừ bỏ phù thủng, lợi tiểu, chữa lở loét... Cháo đậu xanh là món ăn rất tốt cho mùa hè, có thể ăn cháo đậu xanh với đường hay muối (nước mắm). Cháo đậu xanh trị tiêu khát, uống nhiều nước, giải độc, nóng, lợi tiểu, thanh nhiệt, hạ khí.

- Giá đỗ: Giúp thanh nhiệt, giải độc, cung cấp nhiều vitamin C và E.

Kết hợp đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, mỗi thứ 300 gr nấu chung với cam thảo, ăn cả bã lẫn nước trong vòng 7 ngày, dùng phòng các chứng bệnh mùa hè.

- Đậu tương: Nhuận tràng, bổ trong, giải độc, thích hợp với mọi lứa tuổi. Cháo đậu tương giúp nhuận phế, tiêu đầy trướng hơi, lợi tiểu. Đậu tương rất cần thiết cho trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ chậm phát triển, người bệnh đái tháo đường, bệnh gút.

- Đậu ván trắng: Đặc biệt tốt cho những tháng cuối mùa hạ và đầu mùa thu, có thể cầm tiêu chảy, thanh nhiệt, làm ấm tỳ vị, trừ thấp nhiệt và làm hết chứng tiêu khát.

- Đậu đen: Trừ phong nhiệt, giải độc, giải nhiệt và dùng làm thuốc bổ dưỡng - rất thích hợp với người thận yếu hư, suy nhược khi cảm nặng, là món ăn giải nhiệt rất tốt trong mùa hè, giúp lợi tiểu, thích hợp với mọi lứa tuổi.

- Đậu đỏ: Trị được các chứng mụn lở, thủy thũng, đi tả, đau buốt cơ thể, nôn mửa... Cháo đậu đỏ: Giúp tiêu phù nước tiểu, lợi tiểu tiện, tránh độc.

- Dưa hấu: Vị ngọt, tính lạnh, có công dụng thanh nhiệt giải nóng. Vỏ quả dưa hấu cũng là một vị thuốc có công dụng thanh nhiệt, dùng dưới dạng sắc, hãm uống thay trà hoặc chế thành các món gỏi ăn khá ngon. Để chữa rôm sảy cho trẻ em, lấy dưa hấu 1 quả ngâm nước lạnh, sau 1 giờ giã nát vỏ để xoa, tắm cho trẻ.

- Mướp đắng: Vị đắng, tính hàn, có công dụng giải nhiệt, dùng làm đồ ăn thức uống vào mùa hè rất tốt. Người ta thường dùng mướp đắng dưới dạng ăn sống, luộc, xào với trứng, nhồi thịt băm hoặc thái phiến, phơi khô, hãm uống thay trà.

Mùa hè nên ăn uống gì để thanh nhiệt giải độc ?


- Chanh: Dùng rất tốt trong mùa hè cho những người hay bị rối loạn tiêu hóa, chán ăn mệt mỏi, họng khô miệng khát, dễ bị nôn nấc, phụ nữ có thai hoặc thai động.

- Bầu: Vị ngọt, tính bình, có công dụng thanh nhiệt, lợi niệu, giải khát. Canh bầu nấu với tôm có công dụng giải nhiệt và bồi bổ rất tốt.

- Dưa chuột: Vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt, lợi tiểu tiện, là một trong những loại quả được dùng rất phổ biến ở nhiều nơi trong mùa hè dưới dạng ăn sống, làm nộm, chế thành dưa góp hoặc dưa muối cả quả (loại dưa chuột bao tử). Dưa chuột còn có thể xào với một số loại thịt thành những món ăn khá hấp dẫn.

- Củ đậu (củ sắn): Vị ngọt, tính mát, có công dụng giải nhiệt, giải rượu rất tốt. Có thể ăn sống, làm gỏi, nấu canh, xào với thịt hoặc rửa sạch rồi ép lấy nước uống giải khát.

- Rau dền: Vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt, bổ khí trừ phiền, hoạt thai, lợi đại tiểu tràng. Đây là loại rau chứa rất nhiều chất khoáng cần cho quá trình sinh trưởng, phát dục của thanh thiếu niên.

- Rau cần: Vị ngọt mặn, tính hàn, có công dụng thanh nhiệt lợi niệu, là loại rau lý tưởng trong mùa hè cho những người bị vữa xơ động mạch, cao huyết áp và bệnh lý tuyến giáp trạng.

- Ngó sen: Dùng dưới dạng sắc uống thay trà, làm gỏi hoặc rửa sạch rồi ép lấy nước uống.

- Nấm rơm: Vị ngọt, tính hàn, có giá trị dinh dưỡng rất cao, chứa nhiều chất đạm, sinh tố C và các acid amin rất cần thiết cho cơ thể, có công dụng bồi bổ và thanh nhiệt tiêu thử. Đây là thực phẩm lý tưởng trong mùa hè cho những người bị cao huyết áp, rối loạn lipid máu và các bệnh lý gan mật.

- Mía: Vị ngọt, tính lạnh, dùng rất tốt để phòng chống các chứng viêm nhiệt có biểu hiện miệng khô, họng khát, sốt cao mất nước, tiểu tiện sẻn đỏ, đại tiện táo...

- Quả dâu: Quả dâu vị ngọt, tính hàn mà bổ huyết trừ nhiệt, là vị thuốc bổ huyết ích âm, nên dùng nhiều trong mùa hè dưới dạng sirô dâu làm nước giải khát, trà dâu hoặc chế thành mứt dâu.

- Nho: Là một trong những loại quả chứa rất nhiều nước, có khả năng thanh nhiệt, trừ phiền, giải khát.

- Bí đao: Tính mát, giúp thanh nhiệt, giảm tác hại của nắng nóng, sinh tân dịch. Có thể nấu canh hoặc ép lấy nước uống.

Nên tránh hoặc hạn chế dùng các thực phẩm như thịt dê, thịt chó, thịt hoẵng, thịt chim sẻ, long nhãn, vải, hẹ, hành tây, hạt tiêu, nhục quế, gừng, đại hồi, lạc rang, rượu trắng...

Nguồn TS Bùi Mạnh Hà - Báo Thanh Niên

Nhãn: ,

Tắm đêm nhiều có tốt cho sức khỏe ?

Tắm đêm nhiều có tốt cho sức khỏe ?
Tắm đêm nhiều có tốt cho sức khỏe ? Tắm tối nhiều trước khi ngủ có tốt cho sức khỏe . Có nên tắm trước khi ngủ vào buổi tối. Tắm thời điểm nào thì tốt

Nhiều người có thói quen và sở thích tắm đêm. Tuy nhiên, theo BS. Nguyễn Văn Tiến (Bệnh viên 175 - TP.HCM) thì nên hạn chế thói quen này bởi vì nó sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe cũng như tiềm ẩn nhiều căn bệnh.

- Anh Hải Nam (quận 8 - TP.HCM) lo lắng: “Do công việc đòi hỏi nên hàng ngày tôi đi làm về nhà rất muộn, điều đó đồng nghĩa với việc tôi thường xuyên tắm gội về đêm. Nhiều khi tóc chưa khô hẳn tôi đã vội vàng đi ngủ. Buổi sáng thức dậy tôi thấy đau đầu và người rất mệt mỏi. Nhiều người bảo tắm đêm và để tóc còn ướt đi ngủ sẽ khiến da đầu bị nhiễm lạnh, các mạch máu bị ảnh hưởng, gây cản trở sự lưu thông dẫn đến chứng đau đầu mãn tính. Điều này có đúng như vậy không? Nếu tắm vào ban đêm thì nên như thế nào để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe?”.

- Còn chị Thúy An (quận Thủ Đức - TP.HCM) hiện đang mang thai hai tháng, chị thường thấy nóng nực, đổ mồ hôi nhiều, nhất là vào ban đêm nên nếu không tắm, chị bứt rứt ngủ không được bởi ba mẹ chồng chị không cho sử dụng máy lạnh, sợ em bé viêm phổi từ trong bụng mẹ. “Thật ra, thói quen tắm đêm của tôi đã có từ hồi chưa lập gia đình, rất khó bỏ. Nhưng mẹ chồng tôi bảo tắm đêm không tốt cho sức khỏe, thai to rất nhanh sợ mai mốt tôi khó sinh!?!” - chị Thúy An tâm sự!

- BS. Nguyễn Văn Tiến cho biết: “Từ sau 23 giờ là thời điểm bạn đặc biệt không nên tắm, gội đầu bằng nước lạnh bởi nó sẽ là nguyên nhân khiến bạn bị đau đầu kinh niên. Có thể thấy ngay hậu quả của việc tắm gội đêm là sau một đêm đi ngủ với mái tóc ướt, lập tức bạn sẽ bị nhức đầu kinh khủng. Bên cạnh đó, tắm đêm thường xuyên sẽ khiến bạn bị ho, sốt, kéo theo các nguy cơ viêm phổi. Vì quá trình này diễn ra sau một thời gian khá dài nên ít người nhận ra. Nguy hiểm hơn, tắm đêm trong tình trạng cơ thể suy yếu sẽ nhanh dẫn đến tình trạng đột quỵ, tai biến, đặc biệt với những người bị say rượu, mắc các bệnh tim mạch, cao huyết áp”.

Tắm thời điểm nào là hợp lý?

- Tắm giúp cho cơ thể sạch sẽ, thơm tho và sảng khoái. Nhưng nhiều người vẫn mơ hồ về việc tắm vào thời điểm nào là hợp lý? Theo BS. Nguyễn Văn Tiến, thời điểm tắm thích hợp nhất là buổi sáng, sau khi tập thể dục, chờ khoảng một giờ cho ráo mồ hôi thì hãy tắm.

- Ngoài ra, sau một ngày làm việc mệt mỏi, tắm vào buổi tối (khoảng 19 giờ) sẽ giúp các tế bào da chết tích tụ cả ngày biến mất, cơ thể sạch sẽ giúp cho bạn có một giấc ngủ ngon hơn. Khi tắm, bạn nên xối nước vào hai chân, hai tay rồi mới đến toàn bộ cơ thể. Đặc biệt, chỉ nên tắm 10 phút dưới vòi hoa sen.

- Không nên tắm ngay sau khi ăn cơm, nếu bạn có thói quen này thường xuyên sẽ gây ra các bệnh về đường ruột, dạ dày. Nên đợi khoảng 1-3 tiếng sau khi ăn rồi mới tắm. Khi đang đói thì lượng đường trong máu xuống mức thấp nhất, nếu tắm sẽ không đảm bảo đủ năng lượng tiêu hao cần thiết cho cơ thể, vì vậy, tắm khi đói dễ bị chóng mặt, thậm chí bị ngất xỉu.

- Khi sốt, nhiệt độ cơ thể đang cao, nếu tắm năng lượng của cơ thể tiêu hao sẽ tăng lên, cơ thể rất yếu, tắm vào thời điểm này dễ ảnh hưởng xấu cho cơ thể.

- Sau khi uống rượu, bia, bạn cũng không nên tắm đêm vì đường trong máu không được bổ sung kịp thời, dễ dẫn đến hoa mắt chóng mặt, toàn thân mệt mỏi, nếu nghiêm trọng còn dẫn đến ngất xỉu do bị hạ đường huyết.

- Tắm đêm, dù bằng nước nóng cũng khiến các tĩnh mạch giãn ra, hạ huyết áp, người bị huyết áp thấp dễ xuất hiện hiện tượng thiếu máu não, nghiêm trọng có thể dẫn đến hôn mê.

- Những người tuyệt đối không nên tắm đêm là thai phụ, trẻ nhỏ, phụ nữ đang trong giai đoạn “đèn đỏ”

Nhãn: , ,

Thứ Năm, 22 tháng 5, 2014

Nhiệt miệng nên ăn gì uống gì ?

Nhiệt miệng nên ăn gì uống gì ?
Nhiệt miệng nên ăn gì uống gì ? Ăn gì để không bị nhiệt miệng . Uống gì để không bị nhiệt miệng. Bị nhiệt miệng ăn gì để nhanh khỏi. Bị nhiệt miệng uống gì để nhanh khỏi . Làm gì để nhiệt miệng nhanh khỏi.

Nhiệt miệng là bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, vị trí thường gặp là niêm mạc miệng ( trên, dưới, hai bên), ở lưỡi và lợi. Có nhiều thể khác nhau nhưng triệu chứng thường là xuất hiện một mụn nước nhỏ dễ vỡ, để lại một vết lở nông ở niêm mạc miệng, bờ rõ rệt, đáy màu vàng nhạt, xung quanh có một đường viền màu đỏ tươi, rất đau lúc nói hoặc khi ăn uống.

Khi không được chăm sóc đúng cách, vết lở có thể chuyển sang viêm cấp, thường tấy đỏ và rất đau, thậm chí sốt cao, nổi hạch góc hàm, ăn uống cực kỳ "vất vả". Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến bệnh như stress, nhiễm khuẩn ở răng miệng, chấn thương niêm mạc miệng, thiếu vitamin...

Nhiệt miệng nên uống gì ?

Theo quan niệm Đông y cổ truyền và các chuyên gia về sức khỏe, sau đây là những đồ uống lí tưởng nhất cho người bị nhiệt miệng, vừa thanh nhiệt, vừa có tác dụng làm mát, xoa dịu cơ thể khi bị nóng trong người.

1. Chè tươi 

- Uống nước chè tươi hàng ngày có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, đồng thời có tác dụng bảo vệ răng miệng rất hiệu quả do bản chất chống oxy hóa. Có thể dùng ống hút khi uống nước để giảm đau.

2. Nước cam

Nhiệt miệng nên ăn gì uống gì ?


- Trong nước cam có chứa hàm lượng vitamin C cao, rất có lợi trong việc thúc đẩy hệ thống miễn dịch, chống oxy hóa, kháng viêm. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trong nước cam có chứa chất folate, loại vitamin B đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành của các tế bào mới, thúc đẩy quá trình làm lành các vết thương, vết lở loét. Với đặc tính chống viêm có hiệu quả, do đó sẽ rất có ích cho những người bị nhiệt miệng.

3. Trà xanh

- Trà xanh có tính kháng khuẩn cao, do đó chúng ta không thể bỏ qua loại tinh chất đặc biệt này,  trong trà xanhh có chứa hoạt chất kháng oxy hóa có tác dụng thu ngắn thời gian phát tán của siêu vi. Tuy nhiên, chúng ta không nên lạm dụng, uống quá nhiều hoặc đun quá đặc sẽ gây tác dụng ngược đối với những người dễ bị nhạy cảm.

- Theo tiến sĩ Zuo Feng Zhang, nhà nghiên cứu dịch tễ học của Đại học Maryland, mỗi người nên dùng 2-3 cốc trà xanh mỗi ngày sẽ rất có lợi cho sức khỏe,  nhiều nghiên cứu khác thì cho rằng dùng hạn chế tối đa 10 tách trà xanh/ ngày tốt cho sức khỏe nếu bạn không bị trà xanh gây mất ngủ..

4. Nhân trần

- Theo các y thư cổ, nhân trần vị hơi đắng, tính hơi hàn, có công dụng thanh nhiệt, lợi thấp, lợi mật, được dùng để chữa các chứng hoàng đản, tiểu tiện bất lợi, viêm loét da do phong thấp. Nếu mắc chứng da viêm nề và ngứa nhiều, dùng nhân trần 30 g, lá sen 15 g sấy khô, tán bột, mỗi ngày uống 3 g với nước lọc có pha chút mật ong.

5. Bột sắn dây

- Theo Đông Y, bột sắn dây có vị ngọt, mát, tính bình, đi vào tỳ, vị, phế, bàng quang có tác dụng thanh  nhiệt, giải độc, làm dịu mát cơ thể nhanh chóng. Đối với những người bị nhiệt miệng thì nên dùng 10 – 15 g/ngày, tùy theo thể trạng và tuổi của từng người, có thể giảm hoặc tăng thêm liều dùng, pha loảng với nước đun sôi để nguội, không cho đường là tốt nhất, với trẻ nhỏ cho uống chính tốt hơn uống sống.

6. Rau má

Nhiệt miệng nên ăn gì uống gì ?


- Rau má có khả năng làm lành vết thương và giảm stress, do đó mà nó có tác dụng  tuyệt vời trong việc chữa trị nhiệt miệng. Theo nghiên cứu của các chuyên gia về sức khỏe, trong cây rau má có chứa hóa chất Triterpenoids, có tác dụng làm lành  vết thương, vết lở loét rất nhanh, tăng cường chất chống oxy hóa tại vị trí vết thương, vết lở loét. Nếu bị nhiệt miệng thì cách tốt nhất là chúng ta giã nhuyễn, vắt lấy nước uống mà không cần phải tuân thủ nguyên tắc về số lượng hay thời gian sử dụng.

7. Nước khế chua

- Khế tươi 2 - 3 quả, giã nát, đổ ngập nước sôi vào đun sôi một lúc, chờ khi thuốc nguội thì ngậm và nuốt dần, ngậm nhiều lần trong ngày. Lựa loại khế chua, giúp sinh tân dịch nhiều hơn, thanh nhiệt cũng tốt hơn khế ngọt.

8. Rau diếp cá

- Rau diếp cá có vị cay, hơi lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng. Gần đây  Y  học hiện đại đã nghiên cứu và nhận thấy trong  rau diếp cá có tính kháng khuẩn, tiêu diệt ký sinh trùng, do đó mà rau diếp có có tác dụng rất tuyệt vời trong việc điều trị nhiệt miệng. Chúng ta có thể giã nhuyễn, vắt lấy nước uống hoặc xay làm sinh tố, dùng cả nước để uống  và ăn cả bả rau diếp cá sẽ rất tốt cho việc điều trị và làm mát cơ thể.

- Các bác sĩ khuyên rằng khi bị nhiệt miệng nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả để bổ sung vitamin và các yếu tố vi lượng (Vitamin nhóm B, Vitamin C, Vitamin A, Kẽm, Sắt…) nhằm hạn chế tổn thương niêm mạc và nhanh làm lành vết thương. Nên ăn các loại thịt như ngan, vịt và các loại cá nước ngọt. Nên ăn nhạt.

- Ngoài ra, trong mọi trường hợp nhiệt miệng, yếu tố được đặt lên hàng đầu là cần tăng cường vệ sinh răng miệng để tránh bội nhiễm, hạn chế diễn biến xấu. Người bệnh được khuyên sử dụng những loại kem đánh răng có tinh chất chiết xuất từ thiên nhiên để tránh gây ảnh hưởng đến niêm mạc miệng, đồng thời làm “mát” hơn cho miệng từ bên trong.

Nhiệt miệng nên ăn gì ?


Nhiệt miệng nên ăn gì ?

- Bị nhiệt miệng nên tăng cường ăn nhiều rau xanh, hoa quả để bổ sung vitamin và các yếu tố vi lượng (vitamin nhóm B, vitamin C, kẽm, sắt...) nhằm hạn chế tổn thương niêm mạc và làm nhanh lành vết thương trong miệng khi đã có loét.

- Hạn chế ăn các loại gia vị cay nóng như ớt, tỏi, gừng, tiêu... nên ăn nhạt. Các loại thịt nên ăn như cá nước ngọt, ba ba, vịt, ngan... Hạn chế ăn thịt chó, các loại mắm. Uống nhiều nước lọc, trà xanh, nước nhân trần, nước rau má...

- Đặc biệt, trà xanh là một trong những dạng tinh chất được khuyến khích dùng để phòng ngừa bệnh nhiệt miệng vì hoạt chất kháng oxy hóa trong trà xanh có tác dụng thu ngắn thời gian phát tán của siêu vi. Ngoài ra cần vệ sinh răng miệng tránh bội nhiễm hoặc tái phát. Tùy từng trường hợp cần uống thêm vitamin tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

Tải Game Online HOT Cho Di Động

Nhãn: ,