Thứ Sáu, 31 tháng 10, 2014

Công dụng giảm đau bất ngờ của một số loại trái cây

Với một số loại hoa quả, việc thưởng thức chúng đôi khi chỉ là sở thích mà chúng ta không biết rằng chúng còn có lợi ích chữa bệnh bất ngờ. Nho, dứa, anh đào, việt quất… là những loại trái cây thơm ngon, giàu dinh dưỡng và có thể làm giảm đau tuyệt vời.

Nếu bạn đang gặp phải vấn đề sức khỏe nào đó, cụ thể là bị sưng viêm, đau nhức thì có thể tìm đến một số loại hoa quả để làm giảm cơn đau. Bên cạnh việc dùng thuốc thì những dưỡng chất có trong trái cây tự nhiên cũng hỗ trợ làm giảm cơn đau hiệu quả đấy nhé.

Quả nho giảm đau lưng


Nhiều người có sở thích ăn nho bởi vị chua ngọt đặc trưng. Ăn nho ngoài tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, còn có thể giúp cho làn da được tươi trẻ. Ít ai biết rằng, ăn nho cũng có thể làm hạn chế những cơn đau lưng vì thành phần có trong quả nho có khả năng làm tăng lưu thông máu ở phía dưới.

Ăn nho với lượng phù hợp cũng là cách để bạn kiểm soát cân nặng, hạn chế được những căn bệnh như: tiểu đường, béo phì…

Quả dứa ngừa chuột rút

Ngoài các thành phần khoáng chất và vitamin tốt cho sức khỏe, quả dứa còn chứa bromelain – hợp chất giúp cải thiện tuần hoàn máu và ngừa chuột rút, kháng viêm.



Vitamin C trong quả dứa rất tốt cho hệ tiêu hóa và làn da. Ăn dứa, uống nước ép dứa không chỉ đẹp da mà còn có thể tránh khỏi chứng đầy bụng, ợ chua. Đặc biệt, dứa còn là thực phẩm nằm trong danh sách những trái cây hỗ trợ giảm cân an toàn.

Quả anh đào hạn chế cơn đau khớp

Trong quả anh đào có chứa hợp chất anthocyanins có tác dụng giảm đau, nhất là chống lại các cơn đau khớp hiệu quả. Các chuyên gia về sức khỏe khuyên rằng, người mắc các bệnh đau khớp, bệnh gout nên ăn quả anh đào mỗi ngày.

Quả việt quất chữa viêm loét dạ dày


Chất chống oxy hóa có trong quả việt quất có khả năng tiêu diệt các gốc tự do gây hại đến niêm mạc tiêu hóa. Do đó, ăn quả việt quất vừa có thể tránh được nhiễm trùng đường tiết niệu vừa có thể chữa trị viêm loét dạ dày, tá tràng.

Quả việt quất là món ăn tráng miệng tuyệt vời, hay kết hợp với sữa chua là món ăn vặt, hoặc ép lấy nước uống giải khát tốt cho sức khỏe.

Hoa quả mang lại nhiều lợi ích sức khỏe nếu được sử dụng với lượng phù hợp. Khi ăn hoa quả, bạn nên rửa thật kĩ và chế biến thật cẩn thận để đảm bảo vệ sinh nhé.

Nhãn: ,

Thứ Năm, 30 tháng 10, 2014

Công dụng chữa bệnh tuyệt vời từ rau răm

Rau răm được sử dụng như một gia vị làm cho món ăn thêm hấp dẫn và ngon miệng. Bên cạnh đó, rau răm còn được biết đến như một vị thuốc có tác dụng chữa bệnh. Bạn đã biết lợi ích chữa bệnh từ rau răm chưa?

Cây rau răm còn gọi với tên thủy liễu, có vị cay, tính ấm, có tinh dầu. Theo Đông y, rau răm có tác dụng chống viêm, hạ khí, trừ phong hàn, hoạt huyết tiêu độc…

Ngoài công dụng chế biến món ăn như gỏi gà rau răm, hột vịt lộn rau răm… thì rau răm được dùng để chữa một số bệnh sau đây:


Chướng bụng khó tiêu

Rau răm là vị thuốc có thể chữa chướng bụng hiệu quả. Theo đó, bạn có thể chuẩn bị một nắm rau răm và rửa sạch rồi đem giã nhuyễn lấy nước uống. Phần bã rau răm có thể đem xoa lên rốn.

Rau răm chữa cảm

Cảm, sổ mũi, ho thường đi kèm với nhau khi thời tiết thay đổi. Để chữa trị những căn bệnh này bảo vệ sức khỏe, bạn cần một nắm rau răm tươi và một nhánh gừng tươi. Gừng và rau răm rửa sạch rồi giã nhuyễn chắt lấy nước uống.


Hoặc dùng bài thuốc sau để chữa cảm hiệu quả: Rau răm 20g, tía tô 20g, kinh giới 16g, xương bồ 16g, xuyên khung 10g, bạch chỉ 10g, kiện 10g. Tất cả nguyên liệu này cho vào một cái ấm chứa nước, đun sôi, sắc lấy nước uống.

Chữa rắn cắn

Trường hợp bị rắn cắn có thể dùng rau răm để sơ cứu rồi đưa nhanh đến trạm y tế gần nhất. Theo đó, lấy rau răm giã nhuyễn chắt nước uống, dùng bã rau răm đắp trên vết thương.

Chữa mụn nhọt

Khi bị mụn nhọt ở giai đoạn sưng nóng, có thể dùng rau răm giã nhuyễn rồi cho thêm ít muối vào. Lấy hỗn hợp này đắp vào nhọt và băng lại.

Chữa đau bụng tiêu chảy do nhiễm lạnh


Rau răm (khô) 16g, bạch truật 12g, kinh giới 16g, lương khương 12g, quế 10g, gừng nướng 4g. Cho tất cả nguyên liệu này vào một chiếc ấm với 2 bát nước sắc còn 1 bát. Chia 2 lần uống trong ngày.

Rau răm mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên chúng ta chỉ nên sử dụng với lượng phù hợp. Sử dụng quá nhiều rau răm sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, làm phản công dụng của nó.

Nhãn: ,

Thứ Ba, 28 tháng 10, 2014

Bài thuốc dân gian giúp trị ho hiệu quả

Ho cùng với sảm sốt, sổ mũi là những căn bệnh thường gặp nhất là vào thời điểm chuyển mùa, thời tiết thay đổi. Vì thế, cần có biện pháp phòng ngừa và “bỏ túi” vài cách chữa bệnh bằng những nguyên liệu thiên nhiên.

Uống thuốc chữa bệnh là điều hiển nhiên, nhưng với trẻ nhỏ uống thuốc nhiều sẽ khiến trẻ chậm lớn. Nếu bé nhà bạn mắc phải bệnh ho – căn bệnh phổ biến thì bạn cũng có thể tham khảo một số cách chữa trị dưới đây. Những bài thuốc dân gian này có thể dùng chữa ho cho trẻ nhỏ.

Chữa ho với nước vo gạo và rau diếp cá


Cần 1 nắm lá rau diếp cá đã rửa thật sạch và 1 bát nước vo gạo đã lọc thật sạch. Rau diếp cá đem xay lọc lấy nước rồi pha với nước vo gạo đun sôi khoảng 15-20 phút để ấm cho bé uống.

Chữa ho hiệu quả với nghệ

Nghệ tươi là thực phẩm làm màu, chế biến cho món ăn thêm hấp dẫn. Nghệ tươi còn là nguyên liệu dùng làm đẹp và giảm béo hiệu quả. Nghệ tươi với mật ong là bài thuốc chữa bệnh loét dạ dày phổ biến. Nghệ tươi kết hợp với đường phèn là bài thuốc chữa ho “thần kì” dành cho trẻ nhỏ đấy.

Cách thực hiện: Nghệ tươi sau khi gọt vỏ sạch thì giã nhỏ. Pha thêm ít nước lọc vào nước nghệ rồi cho thêm ít đường phèn vào hỗn hợp nước này đem chưng cách thủy. Mỗi ngày cho bé uống 3 lần, mỗi lần từ 1-2 muỗng để chữa ho.


Quả quất chữa ho

Một bài thuốc chữa ho tuyệt vời được dân gian lưu truyền đó chính là quất với đường phèn hay mật ong.

Cách thực hiện: Quất rửa sạch, cắt đôi, để nguyên vỏ và hạt cho vào một cái bát to bằng thủy tinh. Cho thêm đường phèn hoặc mật ong vào quất rồi đem chưng cách thủy 1 giờ đồng hồ để hỗn hợp thật mềm. Sau đó, dầm hỗn hợp này thật nhuyễn và cho bé ăn, mỗi ngày 2-3 lần, mỗi lần 1-2 muỗng để chữa ho.

Lá hẹ và đường phèn

Lá hẹ và đường phèn khi kết hợp với nhau cũng là bài thuốc chữa ho vô cùng hiệu quả dành cho trẻ nhỏ.

Cách thực hiện: Lá hẹ rửa sạch, cắt khúc cho vào một cái bát cùng với đường phèn rồi đem chưng cách thủy. Sau đó, lấy nước của hỗn hợp này đem cho trẻ uống ngày 2-3 lần, mỗi lần 1-2 muỗng.

Tỏi và mật ong chữa ho


Tác dụng của mật ong là làm đẹp và bảo vệ sức khỏe. Mật ong có thể bồi bổ cơ thể, giúp kiểm soát cân nặng và chữa ho hiệu quả.

Cách thực hiện: Tỏi lột vỏ giã nát cho vào một cái bát, cho thêm một ít mật ong vào bát đựng tỏi. Đem chưng cách thủy sao cho tỏi vừa chín vẫn còn giữ mùi hắc. Để nguội cho trẻ uống 1 muỗng nhỏ.

Trẻ nhỏ bị ho thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe khiến trẻ chậm tăng cân. Vì thế, cần phòng bệnh cho trẻ và chữa trị kịp thời trong trường hợp mắc bệnh.

Nhãn: ,

Chủ Nhật, 6 tháng 7, 2014

Mẹo chữa chướng bụng và đầy hơi

Chứng chướng bụng đầy hơi sẽ làm bạn rất khó chịu, khi đó bạn nên uống 1 cốc nước chanh, hoặc không được uống cafe, nước có ga, bạn sẽ giảm được cơn đầy bụng.

1. Uống nước chanh

Bạn có biết chanh là một loại thuốc lợi tiểu tự nhiên? Chỉ với một cốc nước chanh nóng (khoảng 50 độ) cũng có thể giúp bạn giảm chứng đầy hơi, dạ dày bớt chướng và vùng bụng sẽ phẳng hơn. Ngoài ra nước chanh còn tránh được những cơn ợ, buồn nôn và trị chứng táo bón nữa đấy.

Nước chanh nóng giúp giảm chướng bụng đầy hơi
2. Tránh cà phê, nước có ga

Uống nhiều cà phê hay nước ngọt có ga đã trở thành thói quen của lối sống hiện đại. Tuy nhiên khi cơ thể bạn tiêu thụ một lượng lớn caffeine có thể sẽ dẫn đến tình trạng mất nước, thúc đẩy việc đi tiểu nhiều, bất lợi cho bàng quang. Cà phê có thể kích thích dạ dày tiết ra nhiều dịch vị dẫn đến hiện tượng rối loạn tiêu hoá hoặc nồng độ axit trong dạ dày quá cao, khiến bạn đầy bụng, khó tiêu.

3. Hạn chế ăn đồ mặn

Tiêu thụ quá nhiều muối có thể khiến cơ thể bạn giữ nước, gây béo bụng, béo phì. Lượng muối cần thiết cho cơ thể chỉ nên giới hạn ở mức 1500 mg mỗi ngày.

Tập thể dục là cách để cơ thể bạn thoát mồ hôi giúp giảm đầy bụng khó chịu
4. Tăng lượng kali trong bữa ăn

Để nói lời chia tay với chứng đầy hơi, bạn nên ăn chuối mỗi ngày. Chuối có lượng kali cao, giúp tiêu hóa tốt, điều chỉnh cân bằng nước trong cơ thể. Kali còn có nhiều trong cà chua, cam, sữa chua, đậu nành và cá.

5. Thoát mồ hôi

Cơ thể bạn đang trữ nhiều nước, bụng căng tức, khó chịu? Hãy làm cách nào đó để mồ hôi của bạn được thoát ra ngoài, như dọn dẹp nhà cửa, đi bộ từ 45 phút đến 1 h… Sau khi hoàn thành việc tập luyện, bạn đừng quên uống một ly nước chanh và thư giãn nhé.

Giấc ngủ chính là thần dược cho rất nhiều chứng bệnh, trong đó có cả các vấn đề về tiêu hóa
6. Hạn chế tiêu thụ Cacbohydrat

Carbohydrat là một hợp chất thiết yếu có nhiều trong các loại đồ ngọt, đồ uống có ga. Để giảm chứng đầy hơi dạ dày, bạn không nên ăn những thực phẩm trên trước khi đi ngủ. Ngoài ra, chế độ ăn ít carbohydrate đã được chứng thực là có tác dụng giảm cân nữa đấy.

7. Ngủ đủ giấc

Giấc ngủ chính là thần dược cho rất nhiều chứng bệnh. Nếu bạn đang có quá ít thời gian để ngủ hay bị mất ngủ kéo dài, cơ thể bạn sẽ tiết ra nhiều chất cortisol làm tăng trọng lượng cơ thể. Thiếu ngủ có thể gây ra đầy hơi dạ dày và khiến bạn tăng lên đến 3-5 kg ​​trọng lượng nước. Ngủ ít cũng dễ khiến bạn ăn nhiều hơn làm tăng mỡ bụng. Vì vậy, nếu muốn có một tinh thần khỏe mạnh, làn da đẹp và cân nặng lý tưởng, bạn nên luyện thói quen đi ngủ sau 11 h.

Nhãn:

Mách bạn cách trị đau lưng sau sinh nhờ ngải cứu

Cây ngải cứu đã được biêt đến dùng để làm thực phẩm rất bổ ích, và là thảo dược rất tốt trong trị bệnh, nhất là trị đau lưng sau sinh.


Trường hợp đau lưng sau sinh nở không phải là hiếm gặp.

Một số bà mẹ chỉ bắt đầu đau lưng sau khi sinh bé, hoặc cơn đau lưng thai kỳ trở nên tồi tệ hơn sau khi sinh. Hormone thai kỳ gây nhược cơ vẫn tồn tại trong cơ thể mẹ đến khoảng 2 tháng sau khi sinh, nên bạn có thể vẫn sẽ phải chịu đựng cả khi đã vượt qua thai kỳ.

Trường hợp đau lưng sau sinh nở không phải là hiếm gặp. Theo thống kê, có khoảng 50% chị em gặp phải vấn đề này. Nguyên nhân của triệu chứng đau lưng được cho là do trong thời gian bầu bí, tử cung của chị em mở rộng, làm suy yếu cơ bụng và làm thay đổi tư thế.

Khi đó cột sống sẽ bị kéo về phía trước khiến lưng bị căng và cong hơn. Ngoài ra, sự tăng cân quá nhiều khi mang thai cũng khiến cho cơ bắp cũng như các khớp căng thẳng, chịu nhiều áp lực.

Sự thay đổi nội tiết tố trong thời gian bầu bí cũng là tác nhân gây ra chứng đau lưng. Sự thay đổi này sẽ làm nới lỏng các khớp và dây chằng nối với xương chậu, cột sống, khiến cho chị em cảm thấy kém ổn định hơn và gây đau khi đi, đứng, ngồi trong thời gian dài, hoặc nằm trên giường, ngồi ghế thấp, cúi xuống hay nâng vật gì đó.

Một nguyên nhân nữa được các nhà khoa học chỉ ra là do cho con bú sai tư thế. Việc người mẹ thường tìm cách để bé bú thoải mái đã vô tình khiến cơ thể mình phải gập người, gồng người lên hết cỡ để nhìn con làm căng cơ cổ và lưng. Nguyên nhân này là khá phổ biến với hầu hết mẹ mới sinh con trong 1-2 tháng đầu.

Chữa đau lưng bằng ngải cứu

Cây thuốc trị đau lưng cho phụ nữ sau khi sinh. 

Trị đau lưng bằng ngải cứu đang là phương pháp điều trị bệnh đau lưng được ưa chuộng hiện nay, bài thuốc từ nguyên liệu rẻ, dễ tìm, chế biến đơn giản rất phù hợp với triệu chứng đau lưng cấp và phụ nữ có thai, cũng như trị đau lưng cho phụ nữ sau khi sinh. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về cách chữa trị đau lưng này nhé.

Ngải cứu có tên khoa học là Artemisia vulgaris, là một loài thực vật thuộc họ Cúc (Asteraceae). Ngải cứu còn có tên thuốc cứu, ngải diệp, nhả ngải (tiếng Tày), quá sú (H’mông), cỏ linh li (Thái).

Đây là loại cỏ sống lâu năm, thân có rãnh dọc. Lá mọc so le không cuống, màu 2 mặt lá khác nhau, mặt trên nhẵn, màu lục sẫm. Mặt dưới trắng tro, có nhiều lông nhỏ. Đây là một cây thuốc nam có rất nhiều công dụng

Ngải cứu từ xa xưa luôn được cha ông ta coi là một trong những cây thuốc quý, nó không chỉ là một thực phẩm ngon và bổ mà còn có tác dụng rất tốt trong chữa bệnh, chữa các bệnh như điều hòa kinh nguyệt, an thai, trị mụn, lưu thông máu lên não…trong đó phải kể đến bệnh đau lưng.

Ngải cứu và dấm

Nguyên liệu:

- 250g ngải cứu tươi

- 150ml dấm gạo

- Một túi vải

Cách dùng:

Lá ngải cứu tươi rửa sạch, để ráo. Cho lá ngải cứu tươi vào xào nóng với dấm. Sau đó, cho vào túi vải chườm lên thắt lưng hoặc đặt lên giường, lót lá chuối hoặc nilon nằm ngửa đặt lưng lên ngải cứu.

Ngải cứu và muối hạt

Nguyên liệu:

- 1 bó ngải cứu

- Muối hạt

- Khăn mỏng

Cách dùng:

Lấy lá ngải cứu rửa sạch trộn lẫn muối hạt to rồi nướng nóng hoặc rang lên, sau đó bọc qua một lớp khăn mỏng chườm vào phần lưng bị đau nhiều lần vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Nhãn:

Mách bạn cách trị viêm loét dạ dày tá tràng bằng bưởi

Thật bất ngờ với bưởi, bưởi không những là loại quả ngon và bổ, ngay còn được biết đến dùng để trị viêm loét dạ dày hành tá tràng rất hiểu quả.

Viêm loét dạ dày hành tá tràng là hiện tượng lớp niêm mạc bị tổn thương do hiệu ứng ăn da của acid và pepsin trong lòng dạ dày, có thể lan xuống lớp dưới niêm mạc, lớp cơ thậm chí đến lớp thanh mạc và có thể gây thủng. Tổn thương loét có thể chỉ ở dạ dày, tá tràng hoặc có thể cả ở dạ dày và tá tràng.

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm loét dạ dày hành tá tràng

Đau bụng là dấu hiệu thường gặp nhất, đau là do ổ loét và acid dạ dày tấn công vào khu vực ổ loét gây đau, vì vậy đau có tính chất điển hình như sau:

- Đau vùng thượng vị là khu vực từ rốn đến xương ức, đau tăng lên khi đói, có khi đau bột phát về ban đêm, đau có thể giảm đi nếu ăn một chút hoặc uống các thuốc ức chế acid dạ dày (đây là hiện tượng pha loãng dịch vị tạm thời).


- Đau theo chu kỳ (tự khỏi và sau đó có thể trở lại sau vài ngày hoặc vài tuần).

Các biểu hiện khác thường ít gặp, có thể gặp các dấu hiệu nặng hoặc là biến chứng của bệnh:

- Buồn nôn hoặc nôn, sút cân không rõ nguyên nhân, chán ăn.

- Nôn ra máu (có thể do loét dạ dày hoặc tổn thương thực quản do nôn mạnh và liên tục).

- Phân đen và có mùi hôi do sắt trong hemoglobin bị oxy hóa.

- Một số trường hợp loét gây thủng dạ dày tá tràng, viêm phúc mạc, đau cấp tính và do đó cần phải phẫu thuật gấp.

Công dụng của quả bưởi

Bưởi vị ngọt hơi chua, tính hàn, có công hiệu đối với tiêu hóa, điều chỉnh khí huyết, làm tan đờm, giải độc do uống rượu. Có thể trị các triệu chứng ăn không tiêu, chướng bụng, buồn nôn, ho nhiều đờm, người uống quá nhiều rượu bị say.

Quả bưởi có công dụng chữa bệnh.

Vỏ bưởi vị ngọt pha đắng và cay, tính ôn. Có tác dụng tiêu thực, tan đờm, chống tức ngực do ho, có thể dùng cho các bệnh như ho nhiều đờm, ăn không tiêu, tức ngực, đau chướng bụng do lạnh. Nhân hạt bưởi có thể dùng chữa sa ruột, viêm loét dạ dày hành tá tràng.

Hoa bưởi đào vị đắng, cay, tính ôn. Có tác dụng tiêu phong hàn, phong thấp, tan đờm, tiêu thức… trị các chứng phong hàn, ho, ngứa cổ họng, ăn không tiêu, tức ngực, buồn nôn…

Bài thuốc chữa viêm loét dạ dày hành tá tràng

Nguyên liệu:

100g hạt bưởi tươi (để cả vỏ cứng)

200ml nước sôi.
Hạt bưởi giúp chữa bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.

Cách làm:

Hạt bưởi tươi rửa sạch cho vào cốc thủy tinh to, đổ 200ml nước sôi, đậy kín, ủ nóng trong 2-3 giờ. Hạt bưởi sẽ tiết ra chất nhầy làm cho cốc nước đặc, sánh như bột sắn. Chắt lấy nước, bỏ hạt.

Cách dùng:

Uống nước bưởi đã chắt được sau bữa ăn 2 tiếng. Mỗi ngày uống một lần.

Uống liên tục hằng ngày khi hết đau thì thôi.

Nhãn:

Cách tẩy mụn cóc trên da

Mụn cơm tuy không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng nó khiến bạn mất đi tính thẩm mỹ trên da, cùng mẹo hay học cách tẩy mụn cơm bạn nhé.
Hạt cơm là bệnh da thường gặp do virut HPV (Human Papilloma Virus) gây nên. Hạt cơm tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng đôi khi ảnh hưởng đến lao động và sinh hoạt hàng ngày. Hiện nay chưa có một phương pháp điều trị nào có thể đảm bảo khỏi bệnh hay tránh được tái phát nên việc điều trị chỉ nhằm mục đích tạo ra những khoảng thời gian “không có hạt cơm” càng lâu càng tốt.


Các nhà khoa học đã tìm ra được một số phương pháp loại bỏ hạt cơm, đó là: dùng nitrogen lỏng để gây mất sắc tố, phương pháp này hữu hiệu đối với những mụn cơm khô ở trên mặt, mu bàn chân, dương vật. Đối với các hạt cơm ở lòng bàn chân, người ta có thể điều trị bằng cách cắt bớt mụn cơm, sau đó bôi acid salicylic 40% rồi băng lại, có thể để băng trong 5 ngày rồi bỏ đi, tiếp tục làm như thế trong hàng tuần hay hàng tháng để trừ hẳn mụn cơm. Phương pháp này an toàn, hiệu quả và hầu như không có tác dụng phụ. Ngoài ra, còn có thể dùng kem hoặc gel đặc trị để bôi lên hạt cơm. Liệu pháp laser CO2 đặc biệt có hiệu quả để điều trị mụn cơm tái phát, mụn cơm dưới móng, mụn cơm gan bàn chân. Khi mắc hạt cơm, không được tự ý cậy, tẩy, bóc gây tổn thương dễ bị nhiễm khuẩn, tốt nhất là tới bác sĩ da liễu để điều trị càng sớm càng tốt.

Nhãn:

Cách chữa mụn nhọt cho vòng 3 bằng cây dâm bụt

Mụn nhọt thường xuyên xuất hiện ở vòng 3 của chị em, và nó khiến bạn kém tự tin, hãy thử dùng cây dâm bụt này xem nó sẽ đánh bay mụn đi cực hay.

Chào các chị em đang khổ sở với mụn nhọt ở vòng 3!

Trước đây, mình rất khổ sở vì bị mụn nhọt ở vòng 3. Chẳng hiểu sao từ ngày mình mang thai tháng cuối đến giờ - sinh con đã được 6 tháng mà tháng nào mình cũng bị mọc nhọt ở mông. Khi bị mụn nhọt ở vùng này, mình thấy đau nhức kinh khủng. Nhất là khi mụn nhọt vỡ ra, mình thường phải đi chích ở 1 phòng khám gần nhà. Tuy nhiên sau đó chưa đầy 2-3 tuần, mụn nhọt này lại mọc ở chỗ khác trên vòng 3.Vì cứ bị mụn nhọt mọc luân phiên như vậy, mặt mình lúc nào cũng nhăn nhó. Mình đi chích nhiều đến nỗi phòng khám đó quen mặt mình. Nhiều bác sĩ da liễu tại đây cũng đã chỉ cho mình những cách trị dứt điểm nhưng hoàn toàn không có kết quả.

Xem lại bản thân, mình ăn uống cũng bình thường. Thậm chí mình không ăn uống đồ nóng. Ngoài ra, để vùng này thông thoáng, mình còn rất chú ý chọn quần lót chất liệu mỏng, thấm hút mồ hôi nữa chứ. Bên cạnh đó, mình vệ sinh cũng sạch sẽ mà sao mụn nhọt cứ mọc hoài ở vùng này thế.


Mình đã từng khổ tâm và bế tắc khủng khiếp trong cuộc chiến điều trị mụn nhọt vùng này. Anh xã mình thì luôn động viên vợ rằng không phải do vấn đề vệ sinh gì đâu. Có thể mình bị thay đổi nội tiết tố hoặc do ăn uống tẩm bổ sau sinh nhiều mà gan làm việc quá tải nên phát nhọt ra ngoài. Bởi mông là chỗ hay ngồi và luôn “kín” nên dễ bị.

Cho đến một ngày, vợ chồng mình cho con về quê chơi. Thấy mình ngồi nhấp nha nhấp nhổm, cụ ngoại mình đã hỏi han lý do tại sao lại vậy. Là người nhà, mình có kể với cụ ngoại của mình rằng bị như vậy và rất khó chịu. Nào ngờ, cụ già cả vậy lại bày cho mình một phương thuốc chưa mụn vòng 3 cực kỳ hiệu quả và hiệu nghiệm không ngờ tới. Mình đã thử áp dụng vì nghĩ có bệnh thì phải vái tứ phương, nào ngờ mụn đã khỏi hẳn.

Theo như cụ ngoại của mình bảo, mình lấy lá cây dâm bụt giã nát. Sau đó mình cho mấy hạt muối rồi đắp lên chỗ nhọt. Lạ thay chỉ sau 2-3 lần đắp mụn bằng lá dâm bụt, các nốt mụn của mình được hút hết mủ, vết thương se lại. Hôm sau mình chỉ việc bôi nghệ tươi hay kem nghệ chống thâm là ổn lắm.

Từ khi biết cách trị mụn vòng 3 bằng phương pháp tự nhiên và rẻ bèo này, mình thấy sung sướng và tự tin hơn hẳn. Qua tìm hiểu, mình được biết, lá dâm bụt có tác dụng như thuốc kháng sinh có thể hút hết mủ và làm se vết thương. Nói chung, nếu chị em nào đang khổ sở vì bị mụn vùng này, bạn cứ thử phương pháp đơn giản này xem sao nhé. Nhất là với những chị em đang nuôi con nhỏ như mình mà việc uống hoặc tiêm kháng sinh sẽ ảnh hưởng đến việc bú của con.

Ngoài trị mụn bằng việc đắp lá dâm bụt, mình cũng chịu khó ăn nhiều rau quả, uống sữa đậu nành không đường để tăng hiệu quả điều trị mụn. Bên cạnh đó, mình cũng uống nhiều vitamin C.



Cứ với mẹo ăn uống như vậy, đúng 1 tháng sau mình khỏi mụn vòng 3 hoàn toàn. Kỳ lạ hơn nữa là chúng không quay trở lại như trước đây nữa. Thật sự mình rất biết ơn biện pháp tự nhiên này và thấy phải cảm ơn cụ ngoại mình nhiều lắm.

Chúc các chị em không bị mụn vùng này và càng không bị mụn nhọt tái phát để vòng 3 luôn tự tin và quyến rũ.


Nhãn: