Thứ Ba, 8 tháng 7, 2014

Phương pháp tránh thai khi đang cho con bú

Phụ nữ khi đang cho con bú bạn cần phải quan hệ tình dục an toàn để tránh thai ngoài ý muôn , dưới đây là phương pháp tránh thai khi đang cho con bú.

Khi bạn đang nuôi con bằng sữa mẹ, bạn phải cẩn thận về những gì bạn ăn và uống, vì bất cứ điều gì bạn ăn đều theo nguồn sữa của bạn. Ngoài thực phẩm và đồ uống, bạn cũng cần phải kiểm tra các loại thuốc của bạn.
Những phương pháp tránh thai có thể dùng khi cho con bú thì sao? Đã có nhiều bà mẹ thắc mắc về vấn đề này. Bài viết này có thể giúp bạn xem xét các loại thuốc tránh thai nào an toàn trong quá trình cho con bú và các tùy chọn kiểm soát sinh khác bạn có thể xem xét.

Các chuyên gia vẫn còn tranh luận về thuốc tránh thai hoặc những gì được gọi là “biện pháp tránh thai nội tiết tố” an toàn trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ. Nói chung, trường Cao đẳng sản phụ khoa Mỹ (ACOG) cho biết, tùy chọn an toàn nhất là tránh thai chỉ chứa progestin. Không giống như các thuốc có chứa estrogen không làm giảm nguồn cung cấp sữa hoặc chất lượng của nó. Tuy nhiên, hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi dùng thuốc nhé! Hầu hết các bác sĩ khuyên bạn nên chờ đợi ít nhất 6 tuần sau khi sinh thì mới nên sử dụng.


Bạn cũng có thể sử dụng các phương pháp rào cản chẳng hạn như bao cao su và màng ngăn. Nếu bạn thích sử dụng một màng chắn thì cần đo lại bởi vì âm đạo hoặc cổ tử cung của bạn có thể thay đổi sau khi mang thai và sinh nở. Ngoài ra còn có các loại kem và gel diệt tinh trùng.

Các phương pháp nhịp điệu liên quan đến thời gian giao hợp trong suốt thời gian cho con bú không phải là phương pháp hữu hiệu. Bởi vì nó có thể phức tạp trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ bởi vì chu kỳ của bạn có thể thay đổi, đặc biệt là trong những tháng đầu tiên sau sinh. Sự căng thẳng, mệt mỏi, thiếu ngủ, cảm xúc thay đổi… tất cả mọi thứ xảy ra với bạn trong khi chăm sóc trẻ sơ sinh có thể ảnh hưởng đến chu kỳ của bạn. Nói chuyện với bác sĩ của bạn và đọc nhiều về phương pháp này trước khi dựa vào nó 100%. Nếu bạn sai, bạn có thể kết thúc thời kỳ cho con bú với một “thai kỳ bất ngờ”.

Nhiều người tin rằng bạn không thể có thai trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ, nhưng đó là không đúng sự thật. Nuôi con bằng sữa mẹ chỉ có thể giảm nguy cơ mang thai nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ hoàn toàn (khoảng 95% lượng thức ăn cho trẻ đến từ bạn) và thời gian cho ăn thường xuyên (bốn giờ/lần). Và nó cũng chỉ hiệu quả trong khoảng 6 tháng sau khi sinh.

Nhãn:

Nên dùng thuốc tránh thai mấy lần một tháng ?

Nên dùng thuốc tránh thai mấy lần một tháng ? đây là câu hỏi được nhiều bạn nữ quan tâm khi đã chót vựt dào, dưới đây là lời khuyên về cách sử dụng thuốc tránh thai.

Thuốc tránh thai khẩn cấp được biết đến như một phương thức hữu hiệu cho phụ nữ sau khi quan hệ tình dục mà không sử dụng biện pháp tránh thai như bao cao su, xuất tinh ngoài âm đạo. Cũng chính bởi ưu điểm của nó mà nhiều bạn gái lạm dụng thuốc tránh thai khẩn cấp. Trong một tháng, có những chị em sử dụng nó quá nhiều lần. Đây là một điều vô cùng nguy hại bởi nó sẽ để lại những tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc sinh đẻ của chị em sau này.

Dưới đây là những đáp án cho các băn khoăn của chị em về thuốc tránh thai khẩn cấp.

1. Thuốc tránh thai khẩn cấp có phải là phương pháp tốt nhất để tránh thai không?

Câu trả lời: Không. TTTKC chỉ là phương pháp bất đắc dĩ cho bạn nếu như trót quan hệ tình dục mà không dùng các biện pháp ngừa thai. TTTKC nếu lạm dụng nhiều sẽ nguy hiểm cho buồng trứng của người phụ nữ. Các phương pháp tránh thai hữu hiệu nên dùng là bao cao su và thuốc tránh thai hàng ngày. Tuyệt đối không nên lạm dụng TTTKC.

2. Một tháng nên dùng thuốc tránh thai khẩn cấp mấy lần?

Trong một tháng không nên dùng quá 2 lần TTTKC vì càng dùng nhiều thì hiệu quả càng giảm, 50% số phụ nữ dùng thuốc tránh thai khẩn cấp bị buồn nôn và nôn, làm hiệu quả của thuốc giảm.

Nếu dùng quá 2 lần trong một tháng, bạn có thể bị rối loạn kinh nguyệt dẫn đến các hiện tượng như: ra dịch màu đen, kinh nguyệt không đều, trễ kinh, rong kinh…


Chỉ nên dùng TTTKC như một phương pháp bất đắc dĩ (Ảnh minh họa)

3. Tác dụng phụ của thuốc tránh thai khẩn cấp là gì?

TTTKC giúp bạn tránh thai sau khi quan hệ tình dục, nhưng nó cũng mang lại những tác dụng phụ như làm rối loạn kinh nguyệt, rong kinh, rong huyết, nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn, căng ngực…

4. Khi muốn có con, nên ngừng sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp bao lâu? Thuốc tránh thai khẩn cấp có ảnh hưởng đến thai nhi hay không?

Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào kết luận việc sử dụng TTTKC có ảnh hưởng đến thai nhi hay không, tuy nhiên, nếu như bạn sử dụng nhiều TTTKC thì bạn sẽ bị rối loạn kinh nguyệt như đã nói ở trên, và từ đó, làm giảm khả năng thụ thai.

Khi muốn có con, bạn nên khám sức khỏe tổng quát và tiêm ngừa phòng các bệnh viêm gan B, sởi-quai bị-rubella, thủy đậu… Đặc biệt, cần điều trị các bệnh lý viêm nhiễm sinh dục hoặc các bệnh lý khác đi kèm.

Trong quá trình mang thai, nên khám thai thường xuyên theo lịch, nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Các xét nghiệm cần làm khi có thai là: đo độ mờ da gáy vào tuần lễ 11-13 và xét nghiệm máu. Nếu có bất thường bác sĩ sẽ hướng dẫn cho bạn chọc ối qua siêu âm.

Nhãn:

Cách quan hệ tình dục an toàn để tránh có thai

Có rất nhiều cách quan hệ tình dục an toàn để tránh có thai, nhưng dưới đây là 5 cách bạn có thể tham khảo. 
1. Dùng bao cao su

Dùng bao cao su là lựa chọn số 1 của các cặp vợ chồng thuộc mọi lứa tuổi để có thể “quan hệ” an toàn mà không lo có thai. Bởi, bao cao su dễ sử dụng, dễ tìm kiếm, không gây đau đớn, ít gây kích ứng cho người sử dụng. Hơn nữa, dùng bao cao su bạn và đối tác sẽ tránh được các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

2. Dùng thuốc tránh thai

Đây là sự lựa chọn của những bà vợ yêu chồng. Dùng thuốc tránh thai giúp bạn chủ động trong cuộc yêu, như thế, chuyện chăn gối của bạn sẽ không bị gián đoạn, cảm giác thăng hoa được trọn vẹn. Để tăng hiệu quả của việc dùng thuốc, chị em nên uống thuốc đúng giờ, uống vào một thời gian nhất định trong ngày.
Tuy nhiên có một số người bị dị ứng với thuốc khiến kinh nguyệt không đều, ảnh hưởng tới lượng hormone… Lúc này nên tìm tới bác sĩ để được tư vấn biện pháp khác.


3. Đặt vòng tránh thai

Việc đặt vòng đem lại hiệu quả cao trong việc phòng tránh thai. Thế nhưng nhiều người bị kích ứng, bị tai biến khi đặt vòng không đúng. Vì vậy hãy đến các trung tâm y tế, phòng kế hoạch hóa gia đình để các bác sĩ có chuyên môn giúp bạn.

4. Dùng màng chắn âm đạo

Biện pháp này phù hợp với những người lập gia đình lâu, có kinh nghiệm trong “chuyện ấy” vì cách sử dụng phức tạp hơn các biện pháp trên. Bạn đặt màng chắn vào âm đạo trước khi giao hợp, định vị nó để nó giữ được tinh dịch không chảy vào bất cứ nơi nào gần cổ tử cung của bạn.

Đây là một lựa chọn tốt cho người phụ nữ không thích bao cao su, hoặc những người không thể uống thuốc tránh thai vì những lý do khác nhau hoặc những người không thể đặt vòng tránh thai. Nó cũng phổ biến với phụ nữ lớn tuổi khi khả năng sinh sản giảm.

5. Xuất tinh ra bên ngoài

Biện pháp này sẽ không hiệu quả nếu như các ông chồng lên đỉnh quá sung mà quên hoặc không kịp rút ra ngoài. Nhiều cặp vợ chồng chọn biện pháp này vì người vợ dùng các biện pháp khác bị kích ứng. Tuy nhiên nếu kéo dài, sức khỏe của nam giới sẽ bị ảnh hưởng.

Nhãn:

Các biện pháp tránh thai sau sinh chị em nên áp dụng

Sau sinh bạn nên sử dụng các biện pháp tránh thai như , màng ngăn âm đạo, dùng que cấy, tiêm thuốc tránh thai…, đây là biện pháp an toàn khi bạn đang cho con bú.

Em sinh con được gần 3 tháng thì đi đặt vòng tránh thai, nhưng được 2 tháng em đi khám lại thì bác sỹ chuẩn đoán em bị tụt vòng vì do âm đạo của em rộng. Sau đó em đã tháo ra. Chu kì kinh nguyệt sau đó em thấy ra ít máu nhưng sau đó thì ra máu nhiều hơn và kéo dài tới 12 ngày. Em đi khám và được chuẩn đoán là rong kinh. Các bác sĩ kê đơn uống và hết, nhưng khi em quan hệ tình dục với chồng thì lại bị ra máu. Em muốn hỏi bác sĩ là em có nên tiếp tục sử dụng vòng tránh thai không? Nếu tháo thì em nên dùng biện pháp nào thay thế là tốt nhất vì em đang cho con bú? Em xin cảm ơn bác sĩ. (T. Hương)

BS. Hoa Hồng tư vấn:

Bạn T. Hương thân mến,

Đặt vòng tránh thai là một trong những phương pháp tránh thai được khá nhiều phụ nữ áp dụng, tuy nhiên nó cũng có một số những tác dụng bất lợi cho chị em như gây rong kinh trong thời gian đầu, lượng máu kinh ra nhiều hơn, gây đau khi giao hợp… và bạn có thể là một trong số ít các trường hợp cơ địa không thích ứng với việc đặt vòng tránh thai.


Vì đang cho con bú nên bạn có thể sử dụng các biện pháp tránh thai như màng ngăn âm đạo, dùng que cấy, tiêm thuốc tránh thai… Ảnh minh họa

Vì vậy, tốt nhất để tránh viêm nhiễm âm đạo và không để âm đạo bị cọ xát do vòng tránh thai gây ra dẫn đến chảy máu thì bạn nên sử dụng các biện pháp tránh thai khác vừa an toàn vừa có hiệu quả hơn đặt vòng đặc biệt là trong thời kỳ bạn đang cho con bú. Tránh không để có thai ngoài ý muốn, chồng bạn có thể sử dụng bao cao su.

Về phía bạn, vì đang cho con bú nên bạn có thể sử dụng các biện pháp tranh thai sau:

- Màng ngăn âm đạo: Là màng film giống một chiếc mũ cao su hình vòm co giãn phủ ngoài tử cung, ôm khít âm đạo. Nó làm nhiệm vụ giống như thanh chắn, ngăn không cho tinh trùng đi vào tử cung.

- Dùng que cấy: Là que nhỏ được cấy dưới da cánh tay, có tác dụng tránh thai cao, thời gian sử dụng lên tới 3 năm. Lượng sữa và chất lượng sữa không thay đổi và hormone chuyển hóa vào sữa là ít hơn so với các biện pháp tránh thai khác. Phù hợp nhất với phụ nữ đang cho con bú. Khi nào muốn có thai, em có thể đến trung tâm y tế để lấy que cấy ra.

- Tránh thai dạng tiêm: Mỗi mũi tiêm có tác dụng trong vòng 12 tuần, tỷ lệ tránh thai lên đến 99%.

Ngoài ra bạn có thể dùng thuốc tránh thai hàng ngày với sự tư vấn và kê đơn của bác sĩ sản khoa. Mỗi biện pháp tránh thai có thể phù hợp với người này những không thích hợp với người khác. Vì vậy, tốt nhất bạn nên tham khảo tư vấn của bác sĩ trước khi quyết định sử dụng biện pháp tránh thai nào.

Chúc bạn tìm được biện pháp tránh thai hiệu quả, không ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé!

Nhãn: