Thứ Tư, 25 tháng 6, 2014

Mẹo hay khi nấu cơm mà bạn nên biết

Công việc nấu cơm tưởng chừng như rất đơn giản. Tuy nhiên, nếu không khéo léo, nồi cơm của bạn rất dễ bị khê, sống hoặc là quá nhão. Những mẹo nhỏ sau đây sẽ giúp bạn có được nồi cơm thơm ngon như ý.

Cơm sống

Thiếu nước hoặc thiếu nhiệt là một trong những nguyên nhân khiến cho cơm bị sống. Tuy nhiên, bạn không nên quá lo lắng về vấn đề này. Để “chứa cháy” cho nồi cơm sống, bạn đảo cho cơm tơi, cho cơm sang một cái nồi khác. Sau đó, dùng rượu rưới vào cơm theo tỷ lệ 1 rượu 10 cơm, bắc lên đun lửa thật nhỏ cho đến khi bốc hơi hết. Cơm sẽ chín mềm và không còn mùi rượu khó chịu.



Cơm cứng

Cơm cứng cũng là một vấn đề bạn thường gặp phải khi không chăm chút cho nồi cơm. Để chữa nồi cơm bị cứng vì thiếu nước, bạn hãy lấy đũa chọc nhiều lỗ vào cơm, sau đó cho ít nước ấm vào nồi nấu tiếp. Với những nồi cơm cứng thì nên hạn chế mở nắp nồi quá nhiều, nước sẽ bị thất thoát.


Cơm nhão

Khác với cơm cứng, những nồi cơm nhão thường khó chữa hơn. Tuy nhiên, bạn vẫn có được nồi cơm ngon với một số cách đơn giản. Đó là cắt những mẩu ruột bánh mì để lên trên mặt cơm và mở nắp liên tục để nước không đọng lại trên vung.Bánh mì sẽ hút sạch hơi nước trong cơm và cho cơm bớt nhão hơn.

Cơm khê

Cơm khi nấu quá lửa sẽ bị khê. Cơm khê có mùi khó chịu. Và khi gặp phải trường hợp này, chị em thường bỏ đi để nấu nồi khác. Đừng phung phí như thế. Vẫn có rất nhiều cách để chữa cháy cho nồi cơm khê. 

3 cách đầu tiên sẽ dành cho nồi cơm bị khê nhẹ. Nếu không may mắn khi cơm bị khê, bạn áp dụng ngay nhé! Sẽ rất hiệu quả đấy.


Cách 1: Dùng một cái khăn sạch trải che kín mặt cơm, sau đó cho than hoa lên trên. Đậy kín nồi, khoảng 15 phút mở ra, mùi khê của cơm sẽ được than hút sạch. Nếu không cho than lên khăn, bạn có thể để than vào trong cái bát và để vào trong nồi cơm.

Cách 2: Cho nước lạnh vào một cái chén, đặt vào giữa nồi cơm bị khê, ấn cho miệng bát bằng xuống với cơm. Tiếp đó đậy nồi cơm lại, dùng lửa nhỏ để ủ cơm 1-2 phút rồi mở nồi ra, mùi khê sẽ biến mất.

Cách 3: Một cách nữa là lấy phần đầu hành lá, cắt khoảng vài khúc, cắm vào cơm, sau đó đậy nắp để một lúc rồi mở ra, cơm sẽ hết mùi khê.

Cách 5: Trong trường hợp cơm khê quá nặng, hãy xới hết phần cơm không bị khê phía trên ra, cho vào một cái nồi khác. Đem ngâm nồi này vào một chậu nước để nơi thoáng mát khoảng 10 phút, mùi khê sẽ vơi đi nhiều.

Chúc bạn có những bữa cơm thật ngon và ấm cúng bên gia đình thân yêu của mình.

Nhãn: ,

Chủ Nhật, 15 tháng 6, 2014

Bài thuốc hay giúp mắt sáng, khỏe mạnh

Đôi mắt là “cửa sổ tâm hồn”. Vì thế, giữ cho mình một đôi mắt sáng khỏe sẽ giúp bạn luôn tràn đầy sức sống. Dưỡng mắt sáng, tinh anh? Phải làm thế nào?Cuộc sống bận rộn khiến đôi mắt cũng vô tình “bận rộn” theo. Nhìn nhiều vào máy tính, bụi bẩn bám vào mắt… khiến nhiều người gặp phải những chứng bệnh “đáng ghét” như chứng khô mắt, chứng rối loạn điều tiết mắt (cận thị, loạn thị, viễn thị….). Vì thế, để phòng tránh các bệnh nguy hiểm về mắt, bạn cần phải ý thức và lên kế hoạch bảo vệ đôi mắt cho bản thân.

Những bài thuốc dân gian dưới đây là gợi ý tuyệt vời cho bạn!

Bài 1:
- Nguyên liệu: Gan gà 60g, câu kỷ tử 30g, táo đỏ 4 quả, gừng tươi 2 lát.
- Thực hiện: Gan gà rửa sạch, thái mỏng, táo đỏ bỏ hột, cho vào bát sành, đem chưng cách thuỷ khoảng 2 giờ. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn và ăn lúc đói bụng. Dùng 3 lần 1 tuần hoặc có thể dùng thường xuyên.
- Tác dụng: Bổ mắt, sáng mắt. Tuy nhiên, những người bị bệnh gan mạn tính, tăng huyết áp, bệnh đường tiêu hoá không nên áp dụng bài thuốc này.

Bài 2:


- Nguyên liệu: Gan lợn 100g, rau chân vịt 150g, gừng, hành, muối, dầu ăn vừa đủ.
- Thực hiện: Gan rửa sạch thái mỏng, rau rửa sạch cắt khúc, cho nước vào nồi, cho gừng thái nhỏ, dầu ăn, muối, đun to lửa cho sôi rồi cho gan và rau vào, gan chín cho gia vị là được. Ăn nóng với cơm, ngày 1 lần, tuần 3 lần. 
- Tác dụng: Bổ gan, dưỡng huyết, bổ âm nhuận táo, hỗ trợ điều trị cận thị, hoa mắt, váng đầu, ù tai.

Bài 3:
- Nguyên liệu: Hoa cúc trắng 15g, quyết minh tử (hay thảo quyết minh) 15g, gạo tẻ 100g, đường kính trắng 15g.
- Thực hiện: Rang thảo quyết minh cho có mùi thơm, để nguội, rồi nấu cùng với hoa cúc trắng, sau đó lấy nước bỏ bã, lọc trong. Cho gạo tẻ vo sạch vào nước thuốc thêm nước lã vừa đủ nấu thành cháo. Khi ăn cho thêm đường kính trắng. Mỗi ngày ăn hai lần. Mỗi liệu trình 7 ngày.
- Tác dụng: Mát gan, sáng mắt, nhuận tràng, thông tiểu tiện, tốt đối với những người đau mắt đỏ, nhìn mờ, tăng huyết áp. Tuy nhiên, người bị tiêu chảy không nên dùng.


Ngoài việc áp dụng các bài thuốc bổ mắt trên, bạn cũng nên bổ sung thêm vào chế độ ăn uống của mình nhiều rau xanh, hoa quả và tôm cá. Nên hạn chế ăn uống có nhiều đường, mỡ, thịt và đặc biệt không hút thuốc lá. Khi bạn có một lối sống lành mạnh, tâm trạng thoải mái, mắt của bạn cũng sẽ khỏe mạnh hơn và ít nếp nhăn.

Nhãn: ,

Thứ Tư, 11 tháng 6, 2014

Tác dụng của mật ong và nghệ đen giúp chữa bệnh đau dạ dày

Mật ong và nghệ đen là hai nguồn thực phẩm rất có giá trị trong cuộc sống hàng ngày. Từ xa xưa, ông bà ta đã biết sử dụng chúng như một loại thuốc chữa bệnh đau dạ dày hữu hiệu.

Những cơn đau dạ dày thường khiến bạn khó chịu, mệt mỏi và không thể hấp thụ hết tất cả các chất dinh dưỡng từ thức ăn. Làm sao để chấm dứt các cơn đau dạ dày mà vẫn không ảnh hưởng tới sức khỏe. Câu trả lời là bạn hãy tìm đến những sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, mà tiêu biểu là mật ong và nghệ đen.

Nguồn dinh dưỡng quý giá làm nên tác dụng của mật ong và nghệ đen

Nghệ có hai loại, bao gồm nghệ đen và nghệ vàng. Nghệ vàng cũng có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe, tuy nhiên, để thật sự có tác dụng chữa bệnh dạ dày, bạn nên sử dụng nghệ đen. Từ lâu, nghệ đen đã được coi là một vị thuốc quý. Thân rễ nghệ đen có vị cay, đắng, mùi thơm hăng, tính ôn, tác dụng hành khí phá huyết, thông kinh, tiêu tích, tiêu viêm, tiêu xơ. Tinh chất nghệ đen có tác dụng tăng tiết mật và hỗ trợ quá trình tiêu hóa tuy nhiên lại không gây tăng tiết dịch vị dạ dày. Chính vì vậy, nghệ đen có tác dụng chữa các bệnh liên quan đến dạ dày nhanh và hiệu quả. Không những thế, nghệ đen còn có thể ức chế khả năng sinh khối u trong dạ dày và các bộ phận khác trong cơ thể.


Không thua kém nghệ đen, mât ong cũng chứa rất nhiều công dụng tuyệt vời đối với cơ thể. Mật ong chứa nhiều đường glucoza, đường hoa quả, các vitamin như vitamin B1, vitamin B2, vitamin B6, vitamin E,… Các loại vitamin này sẽ giúp kích thích quá trình trao đổi chất trong cơ thể, đồng thờ giúp giảm cân và làm đẹp da. Hai thành phần dinh dưỡng là magie và kali giúp kích thích ngon miệng, làm tăng hàm lượng axit hữu cơ và cải thiện hoạt động tiêu hóa. Ngoài ra, mật ong còn có tác dụng làm giảm tiết axit, từ đó hỗ trợ quá trình điều trị bệnh đau dạ dày hiệu quả.

Tác dụng của mật ong và nghệ đen trong việc chữa đau dạ dày

Chính vì những công dụng tuyệt vời của mật ong và nghệ đen, nên từ xưa, ông cha ta đã biết kết hợp chúng lại để tạo thành một sản phẩm có chức năng chữa bệnh đau dạ dày hiệu quả.


Cách chữa đau dạ dày bằng mật ong và nghệ đen cũng rất đơn giản. Bạn chỉ cần trộn 12g bột nghệ đen với 6g mật ong lại với nhau cho thật nhuyễn rồi dùng thuốc này để uống hàng ngày. Đây là một vị thuốc rất lành tính, không hề ảnh hưởng tới sức khỏe nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng chúng.

Với tác dụng của mật ong và bột nghệ trong việc chữa trị bệnh đau dạ dày, hi vọng, bạn sẽ chấm dứt được những cơn đau khó chịu này và có một sức khỏe thật tốt.

Nhãn: , ,

Thứ Hai, 9 tháng 6, 2014

Tác dụng chữa bệnh bất ngờ từ hoa gạo

Cây gạo còn được gọi là mộc miên, cổ bối…. có hoa màu đỏ rực, 5 cánh, ở giữ có những râu nhị nhỏ, thân có nhiều gai bám xung quanh. Cây gạo còn là một thảo dược tốt giúp con người trị được nhiều loại bệnh hiệu quả.

Hầu hết, những bộ phận của cây gạo đều có tác dụng chữa bệnh từ hoa gạo, vỏ đến rễ gạo… Tuy nhiên, nổi bật nhất vẫn là hoa gạo. Theo Đông Y, hoa gạo có tính mát, vị ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Hoa gạo có thể trị đi lỏng, kiết lỵ, băng huyết, viêm loét, nhọt độc, xuất huyết do chấn thương…



Một số bài thuốc hay từ hoa gạo:

1. Hoa gạo tươi giã nát, đắp vào mụn nhọt đang sưng. Ngày đắp 2 lần sẽ giúp mụn nhọt mau chóng xệp xuống và đỡ đau nhức hơn.

2. Hoa gạo rửa sạch, thái mỏng, đun sôi lấy nước uống giúp chữa kiết lỵ, tiêu chảy.

3. Hoa gạo phơi khô, sắc lấy nước uống giúp trị rong kinh, thiếu máu.

4. Hoa gạo + bí đao thái nhỏ sao vàng, sau đó sắc lấy nước uống giúp trị suy nhược cơ thể, tăng cường sức khỏe và sức đề kháng.

5. Hoa gạo, rau diếp cá, tang bạch bì sắc với nước, uống 2 lần trong ngày giúp chữa ho đờm do phế nhiệt.

6. Hoa gạo nấu chung với đường phèn hoặc thịt lợn nạc ăn hằng ngày giúp chữa khạc hoặc nôn ra máu.

7. Hoa gạo sắc với nước, thêm một ít đường trắng vào cho trẻ uống nước để hạ cơn sốt nóng.

Nhãn: ,

Chủ Nhật, 8 tháng 6, 2014

Những điều cần chú ý khi chế biến rau

Rau, củ, quả là những thực phẩm không thể thiếu được trong mỗi bữa ăn của người Việt Nam. Việc chế biến rau đúng cách sẽ luôn giữ được những dưỡng chất của chúng. Rất nhiều người thường xuyên nấu ăn nhưng vẫn mắc phải một số lỗi khi nấu các loại rau làm chúng mất đi rất nhiều chất dinh dưỡng.

Các loại rau xanh, củ, quả có chứa rất nhiều Vitamin, khoáng chất. Những chất này đều tốt cho cơ thể và sức khỏe của con người. Nhưng khi chế biến nếu không để ý có thể người nấu sẽ làm bay hết chất dinh dưỡng đó. Một số lưu ý dưới đây sẽ giúp cho bạn bảo quản được dưỡng chất của rau từ khi sơ chế đến khi thành món ăn.
Không bỏ hết vỏ
Đương nhiên với các loại rau củ có vỏ quá cứng thì các bà nội trợ cần bỏ đi. Nhưng nếu một số có vỏ mềm, còn non, tươi thì đừng nên bỏ nhé. Vì theo các chuyên gia dinh dưỡng, phần vỏ của rau củ lại chứa khá nhiều Vitamin C, lượng dưỡng chất này ở vỏ còn cao hơn cả ở lá, cọng.
Đối với các loại quả như bí, bầu, cà rốt nếu có vỏ đẹp, tươi, non thì bạn có thể rửa sạch sẽ và để nguyên rồi chế biến sẽ giữ được các chất dinh dưỡng tốt hơn.
Thái rau xong nên nấu liền

Các chuyên gia khuyên rằng nều như bạn đã nhặt rau, củ, thái nó ra rồi thì hãy nấu liền. Không nên thái rồi cất tủ lạnh đến chiều hay bữa sau nấu. Vì những Vitamin trong rau củ sẽ dễ bị bay đi mất.
Như vậy, sơ chế xong mà không nấu ngay thì bạn sẽ không còn được tận hưởng những dưỡng chất mà loại rau, củ, quả đó mang lại.
Không nên bỏ hết lá rau
Nhiều người có thói quen bỏ hết lá rau chỉ để lại cọng và nấu. Thường thấy nhất đó là việc bỏ phần lá ở rau muống. Những dưỡng chất có trong lá rau khá nhiều, không thua gì ở phần cọng. Vậy nên, hãy từ bỏ thói quen này. Và lá rau muống cũng rất dễ ăn, không nên quá lãng phí như vậy.
Đừng rửa sau khi cắt rau
Một số chị em có thói quen nhặt rau, thái ra rồi mới đem rửa. Điều này không tốt cho việc bảo quản dưỡng chất của rau. Khi bạn thái hết ra xong rồi đem rửa sạch sẽ thì vô tình “rửa” luôn cả Vitamin, dưỡng chất mà rau đó cung cấp.
Một lời khuyên nên làm đó là hãy nhặt rau, rửa sạch sẽ rồi thái và chế biến luôn. Bạn sẽ bảo vệ được dưỡng chất của rau tốt hơn.
Không ngâm rau củ lâu
Nếu ngâm rau, củ quá lâu trong nước thì một phần dưỡng chất bổ ích cũng sẽ bị thất thoát. Các loại Vitamin B, C có trong rau xanh là 2 dưỡng chất dễ tan, nên khi ngâm lâu trong nước chúng sẽ bị mất đi.
Không nấu rau quá lâu
Lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng trong vấn đề này đó là không nên xào, nấu, luộc các loại rau, củ quả quá lâu. Họ cho rằng khi nấu rau kéo dài mà lại đun lửa nhỏ thì các Vitamin cũng sẽ bị tiêu hủy đi mất.
Vì thế, để đảm bảo hơn nữa giữ được dưỡng chất từ loại thực phẩm bổ dưỡng này, các bạn hãy nấu rau trong thời gian ngắn và đun dưới ngọn lửa to.
Nắm lấy “bí-kíp” trong nấu ăn như vậy sẽ giúp bạn bảo vệ được sức khỏe của gia đình mình hơn cũng như việc không lãng phí những dưỡng chất mà các loại thực phẩm mang lại cho mình.

Nhãn: ,

Thứ Hai, 2 tháng 6, 2014

Những bài thuốc hay từ rau má

Ngoài là một thực phẩm ngon bổ thì rau má còn là một thảo dược giúp chữa được nhiều căn bệnh thường gặp. Sốt, thổ huyết, chảy máu cam, tả lỵ, khí hư, bạch đới…đều được ra má chữa trị hiệu quả và nhanh chóng.

Những bài thuốc hay từ rau má bào chế cũng rất đơn giản. Đặc biệt với tinh chất từ rau má cũng nhanh có tác dụng giúp người bệnh mau có cảm giác “hạ nhiệt” khi đau ốm.
1. Rau má tươi rửa sạch, giã nhuyễn, vắt lấy nước, hòa thêm ít đường uống hằng ngày. Dùng để chữa kiết lỵ, lậu nhiệt, tiểu tiện đục, sỏi thận, sỏi bàng quang..
2. Rau má lúc mới ra hoa, rửa sạch, phơi khô, tán nhuyễn, uống 1-2 muỗng nhỏ giúp chữa trị đau lưng, đau bụng kinh…
3. Rau má + lá gấc rửa sạch, giã nhỏ, trộn 1 ít muối vào đắp lên chỗ bị mụn nhọt. Ngày làm 2 lần, khoảng từ 2-3 ngày, mụn nhọt sẽ biến mất.
4. Rau má + ngải cứu rửa sạch, đun nước uống hằng ngày chữa vàng da, vàng mắt.
5. Rau má rửa sạch, giã nát, cho thêm một ít muối vào uống hằng ngày giúp chữa bệnh kiết lị rất hiệu quả.
6. Rau má +cỏ nhọ nồi + lá và bông mã đề rửa sạch, giã nhỏ, cho nước sôi vào vắt lấy nước uống, hoặc sắc uống giúp chữa sốt xuất nhẹ tại nhà.
7. Rau má + ích mẫu thảo rửa sạch, giã nát vắt lấy nước uống giúp chữa bệnh tiểu ra máu
8. Rau má rửa sạch, giã nát đắp vào rốn chữa táo bón.
9. Rau má rửa sạch, giã nát đắp vào vùng mạch ở lằn chỉ cổ tay giúp chữa hết bệnh đau mắt đỏ.
10. Rau má rửa sạch, giã nát + đường phèn giúp giải độc do ngộ độc thực phẩm hoặc ngộ độc thuốc.

Nhãn: , ,

Thứ Năm, 29 tháng 5, 2014

Cách chữa viêm họng từ những nguyên liệu trong nhà bếp

Viêm họng là bệnh mà chúng ta vẫn hay mắc phải đặc biệt là khi chuyển mùa. Bệnh gây ra những khó chịu và đôi khi khiến bạn ăn uống không ngon. Những bài thuốc dân gian dưới đây có thể giúp bạn loại bỏ căn bệnh đáng ghét này.

Chữa viêm họng từ những nguyên liệu đơn giản
- Bạc hà: Lá bạc hà có vị cay, sát khuẩn tốt nên khi bị viêm họng có thể dùng lá bạc hà ngậm để chữa viêm họng, ho.
- Chanh: chanh cũng giống với bạc hà có tính diệt khuẩn tốt. Uống nước cốt chanh pha với nước ấm giúp giảm cơn đau họng.
- Nước muối: Đơn giản và tiện lợi nhất chính là dùng nước muối ấm để súc miệng. Cách này chữa viêm họng hiệu quả lắm đấy nhé.
- Tỏi: Tỏi cũng là một trong những nguyên liệu có mặt tại nhà bếp mà bạn có thể dùng để chữa viêm họng. Ép vài tép tỏi lấy nước cốt pha với nước ấm rồi súc miệng. Tỏi có mùi hơi khó chịu nhưng lại có tính sát khuẩn cao.
Bài thuốc chữa viêm họng từ hành
- Bài 1: 60g hành, 10g gừng tươi. Sắc kĩ hai nguyên liệu này đem xông miệng mũi.
- Bài 2: cần 5g hành ngâm mật ong qua đêm. Lọc bỏ bã rồi pha với rượu uống. Bài thuốc này có thể chữa ho, viêm họng do cảm cúm, hen phế quản.
- Bài 3: hành sống ăn trực tiếp hoặc giã nát đắp lên cổ. Bài thuốc này có tác dụng chữa ho, khàn tiếng do viêm họng.

Nhãn: ,

Thứ Tư, 28 tháng 5, 2014

Bài thuốc dân gian chữa bệnh viêm xoang

Viêm xoang là một trong những căn bệnh đáng sợ mỗi khi trời trở lạnh. Đây là căn bệnh khó trị dứt điểm và gây khó chịu cho người bệnh.

Không chỉ Tây y nghiên cứu nhiều loại thuốc để điều trị căn bệnh viêm xoang mà dân gian cũng có nhiều bài thuốc nam rất công hiệu.
Chữa trị bệnh viêm xoang không phải ngày một ngày hai mà kéo dài một thời gian dài. Chính vì thế, nếu uống thuốc tây thời gian dài sẽ gây khó chịu. Hãy tham khảo những bài thuốc dân gian chữa bệnh viêm xoang sau đây.

1. Râu ngô và rễ đương quy
Trong dân gian, râu ngô và đương quy là hai bài thuốc chữa bệnh phổ biến. Sự kết hợp của hai bài thuốc này tạo thành bài thuốc chữa bệnh viêm xoang hiệu quả.
Dùng 30g rễ đương quy và 120g râu ngô.
Rễ đương quy rửa sạch rang sơ rồi cắt sợi. Râu ngô phơi khô cắt sợi. Trộn hai thành phần này lại với nhau. Dùng tẩu bỏ hỗn hợp vào hút.
Mỗi ngày hút 5-7 lần. Hút trong 2 tuần.
2. Gừng và củ hành
Gừng không những là thực phẩm làm cho món ăn thêm hấp dẫn mà còn là nguyên liệu góp phần chữa một số bệnh như: đau đầu, buồn nôn, ho, cảm lạnh. Đặc biệt, gừng còn có tác dụng chữa bệnh viêm xoang rất hiệu quả.
Gừng kết hợp với củ hành tạo thành một bài thuốc chữa trị viêm xoang được dân gian tin dùng.
Gừng và củ hành sau khi rửa sạch, giã nhuyễn. Vắt lấy nước của hai thành phần này nhỏ vào mũi.
Mỗi ngày nhỏ đều đặn 3-5 lần. Thực hiện liên tục trong 2 tuần để có kết quả tốt.
3. Ngó sen và gừng tươi
Cũng như gừng, ngó sen là một nguyên liệu quen thuộc và có tác dụng chữa bệnh viêm xoang.
Dùng 30gram ngó sen, 6 gram gừng tươi. Giã nát hai thành phần này và trộn đều. Lấy hỗn hợp này đắp lên trán, chân mày.
Nếu bạn hay người thân đang phải chịu đựng sự đau đớn từ căn bệnh viêm xoang thì bạn hãy thực hiện những bài thuốc này để đánh tan sự khó chịu của căn bệnh này.

Nhãn: ,

Bài thuốc dân gian chữa ho hiệu quả

Những cơn ho khan luôn khiến bạn khó chịu. Với những bài thuốc trị ho dân gian sau đây, bạn sẽ nhanh chóng đánh bật những cơn ho để có thể thoải mái làm những việc mà mình thích.

Mật ong – “giọt vàng” giúp trị ho hiệu quả
Mật ong có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Bên cạnh công dụng làm đẹp, giảm cân, mật ong còn có tác dụng trị ho. Chữa ho bằng mật ong rất hiệu quả và không hề gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Kết hợp mật ong với những nguyên liệu có sẵn trong nhà, bạn sẽ nhanh chóng chấm dứt đươc những có ho dai dẳng vào ban đêm để có giấc ngủ ngon hơn.

Mật ong và quất
Quất có vị chua, nếu chỉ chữa ho bằng quất thì sẽ gây khó khăn cho bạn. Tuy nhiên, khi kết hợp với mật ong, bạn sẽ có được một loại đồ uống có hương vị rất đặc biệt, vừa dễ uống, vừa có tác dụng trị ho.
Bạn chọn những trái quất có vỏ còn xanh, rửa sạch, để ráo, sau đó thái miếng thật nhỏ, cho vào một chiếc bát nhỏ, rưới mật ong nguyên chất lên trên và đem hấp cách thủy hỗ hợp quất và mật ong trong vòng 10 đến 15 phút. Khi ăn, bạn dầm nát quất để tạo thành thành một thứ dịch sánh như siro. Mỗi ngày bạn uống 3 lần, mỗi lần từ 1 đến 2 thìa cà phê. Tuy nhiên, khi uống, bạn không nên nuốt ngay mà ngậm trong miệng trong khoảng 5 giây rồi từ từ nuốt. Chứng ho khan, đau họng sẽ bị đẩy lùi nhanh chóng.
Mật ong hấp lá hẹ
Từ lâu, chị em đã biết sử dụng lá hẹ để chữa ho rất hiệu quả. Lá hẹ chứa các loại đường bao gồm fructose, glucose, lactose, sucrose. Bên cạnh đó, loại lá có vị cay, hơi chua, hăng và có tính ấm này còn có tới 20 loại hợp chất khác như sulfide, odorin, aliin, methylaliin, linalool, proteine, carbohydrate, chất xơ, carotene, vitamine C…
Sau khi rửa sạch hẹ, bạn cắt nhỏ và cho vào bát con cùng với 2 muống cà phê mật ong và đem hấp cách thủy. Cách sử dụng cũng tương tự như quất hấp mật ong.
Mật ong hấp tỏi
Bạn chọn tỏi nhỏ, đập dập rồ cắt làm đôi, sau đó trộn với mật ong và đem hấp cách thủy. Bạn để nguội, uống 2 đến 3 lần trong ngày, mỗi lần từ 1 – 2 thìa cà phê. Tỏi sẽ làm tăng tính kháng sinh tự nhiên, giảm viêm họng, tăng sức đề kháng.
Gừng tươi chữa ho hiệu quả
Gừng có tính ấm, nóng nên có tác dụng chữa trị những cơn ho khan khó chịu, nhất là vào những ngày trời lạnh. Có rất nhiều cách trị ho bằng gừng. Phương pháp đơn giản nhất là bạn có thể bằm nhỏ gừng và hòa cùng nước nóng, pha thêm một chút mật ong, uống trước lúc đi ngủ. Còn một cách khác mà bạn có thể áp dụng là trộn gừng cùng mật ong và hấp cách thủy. Gừng sẽ khiến cho cổ họng của bạn dịu lại, cắt đứt cơn ho nhanh chóng.

Nhãn: ,

Bài thuốc dân gian chữa đau dạ dày

Đau dạ dày là một bệnh mà hiện nay rất nhiều người mắc phải. Bệnh xảy ra có thể là do quá trình ăn uống không điều độ, không đúng bữa, sử dụng nhiều rượu bia, thuốc lá… Nếu không nhanh chóng chữa kịp thời, bệnh sẽ gây ra nhiều cơn đau và dễ biến chứng sang loét hoặc hơn nữa là ung thư dạ dày.

Với những cách ăn uống không đúng cách, không đúng bữa, ăn quá nhanh, nhậu nhẹt nhiều... đã làm cho khá nhiều người bị đau dạ dày. Tuy nhiên, trong dân gian có rất nhiều cách để chữa được loại bệnh này. Trước khi phải dùng đến thuốc, hãy tận dụng những bài thuốc dân gian đơn giản mà rất hiệu quả để loại bỏ những cơn đau dạ dày hành hạ.
Nghệ và mật ong

Trong củ nghệ có chất curcumin giúp hỗ trợ tiêu hóa, thúc đẩy sự co bóp túi mật, không làm tăng axit dạ dày rất tốt cho những ai đang bị viêm loét dạ dày. Thường củ nghệ vàng có tác dụng chống viêm loét rất tốt. Mật ong cũng có tác dụng làm êm dịu, tránh kích ứng ở dạ dày.
Nghệ đem tán thành bột rồi trộn với mật ong, dùng hàng ngày.
Táo tàu, hoa hồng, mật ong
Dùng khoảng 10 quả táo tàu, 10g hoa hồng, sắc lấy khoảng 200ml nước, sau đó đem trộn đều với mật ong lúc nước còn nóng. Sáng sớm ngủ dậy chưa ăn gì thì uống. Kiên trì ít nhất là 1 tuần.
Bắp cải
Ép lấy nước, nấu sôi, trước bữa ăn thì uống, ngày 2 lần. Thực hiện liên tục trong 10 ngày thì những vết loét thành dạ dày sẽ lành.
Hạt bưởi
Hạt bưởi 100g, trút vào 200ml nước nóng. Giữ nguyên 2 – 3 giờ. Sau đó rót ra nhìn giống như thạch. Sau khi ăn 2 tiếng thì uống, ngày 1 lần. Uống đến khi nào hết đau. Bài thuốc trị đau dạ dày từ hạt bưởi rất có hiệu quả.
Chuối
Nhiều người nhất thiết phải dùng chuối hạt nhưng không cần thiết. Thực ra ở Ấn Độ người ta cũng sử dụng cách này để chữa đau, viêm loét dạ dày, hành tá tràng nhưng bằng chuối xanh.
Đem chuối phơi ở nơi nhiệt độ thấp sau đó tán thành bột. Dùng chuối chín chấm vào bột để ăn hoặc cũng có thể pha nước uống.
Chuối hạt thì đeo sao khô, nghiền thành bột rồi hòa nước uống.
Tim heo
Thái mỏng tim heo, đem trộn với hạt tiêu trắng và một ít gia vị. Sau đó đem hấp chín, ăn vào buổi sáng thức dậy. Thực hiện liên tục ít nhất là 1 tuần sẽ có kết quả khả quan.
Trái sung
Quả sung lấy sao khô, nghiền thành bột. Dùng nước ấm, chế bột sung (7 – 9g) vào. Uống ngày 2 – 3 lần. Những cơn đau dạ dày, viêm loét dần dần sẽ đỡ hơn và không còn nữa.
Đu đủ
Ép đu đủ chín lấy nước cốt. Dùng uống mỗi ngày. Bạn sẽ thấy đỡ đau dạ dày hơn.
Với những người đã bị đau dạ dày, viêm loét dạ dày, hành tá tràng… thì cần nhanh chóng chữa trị đừng để lâu, bệnh sẽ có những biến chuyển vô cùng nguy hiểm. Những cơn đau sẽ hành hạ bạn bất cứ lúc nào. Với những ai chưa bị, hãy ăn uống đầy đủ, đàng hoàng, đúng bữa, giảm bớt những cuộc nhậu, uống rượu bia, hút thuốc để có một sức khỏe tốt, bảo vệ dạ dày tiêu hóa tốt.

Nhãn: ,

Mẹo giúp trị say xe hiệu quả

Nếu chống lại được những cơn say xe sẽ giúp bạn tự tin và rất thoải mái để bắt đầu những hành trình đi xa. Dưới đây là những mẹo hay dành cho người bị say xe, bạn nên tham khảo.

Say xe là hiện tượng bị rối loạn hoạt động ở tai, tác động đến cảm giác thăng bằng của cơ thể dẫn đến chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi. Đây là những biểu hiện thường thấy ở những người bị say tàu xe. Nếu thể trạng tốt thì bạn sẽ dứt triệu chứng này sau khi kết thúc cuộc hành trình nhưng nếu thể trạng không tốt, cơ thể đang có bệnh thì bạn sẽ còn mệt mỏi trong thời gian sau đó. Có nhiều cách để ngăn chặn và điều trị chứng say xe, sau đây là một số bí quyết không cần thuốc cũng có thể giúp bạn chống chọi lại với chúng.

- Yếu tố tâm lý rất quan trọng, nếu bạn vui vẻ quên đi cảm giác say xe thì bạn sẽ cảm thấy tâm trạng và tinh thần rất tốt. Thế nên, khi đi tàu xe bạn nên chuẩn bị cho mình một số đồ ăn vặt, một cái máy nghe nhạc hoặc tìm cách bắt chuyện cùng ai đó, cảm giác vui vẻ, sẽ làm bạn mau chóng quên đi cơn say xe mệt mỏi và không hề nhớ tới chúng.
- Trước khi lên xe bạn không nên ăn quá no mà cũng không nên để bụng rỗng. Chú ý đến các thực phẩm nạp vào cơ thể, tránh các thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn khó tiêu, nước uống có ga...chúng sẽ tạo gánh nặng cho dạ dày khiến bạn rất dễ buồn nôn.
- Khi lên tàu, xe bạn nên chọn cho mình một vị trí thoải mái, thoáng mát, nên chọn những vị trí phía trên. Không nên nhìn về hai bên mà nên nhìn thẳng. Nếu được thì bạn có thể ngủ, giấc ngủ sẽ làm bạn quên đi cảm giác say xe khó chịu.
- Theo đông y thì trước khi khởi hành khoảng 30 phút nên dùng một khúc gừng tươi bằng cỡ ngón tay cái, gọt bỏ vỏ, rửa sạch, giã nát hoặc nhai nát rồi uống với một cốc nước ấm. Trong suốt hành trình, thỉnh thoảng nên ngậm trong miệng một lát.
- Nếu trên xe có mùi hôi, mùi thuốc lá...thì bạn nên đeo khẩu trang, nhắc người ngồi gần không được hút thuốc, hoặc có thể mở cửa để tạo không khí thoáng mát. Nói chung bạn phải tìm mọi cách để tránh xa những mùi hôi vì chúng sẽ làm tăng cảm giác say xe của bạn.
Hy vọng bạn sẽ thành công với những mẹo trên. Chúc bạn có được những chuyến đi vui vẻ và thoải mái!

Nhãn: ,

Công dụng chữa bệnh từ cây sen

Sen là một loại cây dễ sống và tương đối phổ biến ở nước ta. Hầu hết những bộ phận của sen đều có thể dùng làm thực phẩm ăn uống. Đặc biệt chúng còn là thảo dược quý giúp chữa được nhiều bệnh cho con người.

1. Lá sen
Còn được gọi là  hà diệp, lá sen có vị đắng, tính bình, vào can tỳ vị, chứa nhiều vitamin, tatin, và các axit hữu cơ khác,….Nhiều bài thuốc từ lá sen có thể chữa được rất nhiều căn bệnh như hạ huyết áp, an thần, thanh thử, lợi thấp, tán ứ, chỉ huyết. Ngoài ra, lá sen khi kết hợp với những thảo dược khác có thể chữa trị khỏi chứng say nắng, thổ tả do trúng thử, trị thổ huyết do táo nhiệt,…
2. Hạt sen
Hay còn được gọi là liên tử. Trong hạt sen có nhiều tinh bột (60%), đường (raffinoza), chất đạm (16%), chất béo (2%), một số khoáng chất (canxi: 0,089%, photpho: 0,285%), các alcaloid với tỷ lệ thấp (lotusine, demethyl coclaurine, liensinine, isoliensinine. Hạt sen người ta có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng, có tác dụng chữa bệnh như mứt hạt sen, cháo, chè, soup,… do hạt sen có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ tỳ dưỡng tâm, sáp trường, cố tinh.
Ngoài ta, thường xuyên ăn hạt sen có thể giúp con người hạn chế được nhiều căn bệnh như thần kinh suy dược, băng lậu, mất ngủ,..
3. Mầm ngó sen
Có tác dụng cầm máu, tráng dương, an thần. Ngoài ra ngó sen còn là một món ăn thú vị, thường dùng để làm gỏi trộn chung với tôm thịt.
4. Tâm sen
Hay còn gọi là liên tử tâm dùng để chỉ chồi mầm màu xanh ở giữa hạt, gồm 4 lá non gấp lại. Tâm sen có tác dụng chữa sốt và khát nước, di mộng tinh, tim đập nhanh, huyết áp cao, mất ngủ,…
5. Gương sen
Là bộ phận đế hoa hình nón ngược, thường khi lấy hết hạt trên hoa thì phần còn lại là gương sen. Trong gương sen có chứa nhiều chất đạm, chất béo và một lượng nhỏ vitamin C,..  Ngoài ra, với những dưỡng chất quý có trong gương sen giúp chữa bệnh chảy máu tử cung, băng huyết, ỉa và đái ra máu.
6. Tua nhị sen
Tua nhị sen là chỉ nhị của hoa sen đã bỏ phần nhị (hạt gạo). Có nhiều tanin. Vị chát, tính ấm, có tác dụng sáp tinh, ích thận, thanh tâm, chỉ huyết. Dùng để chữa băng huyết, thổ huyết, di mộng tinh, trĩ, bạch đới, đái dầm, đái nhiều.
Từ những bộ phận của sen, người ta có thể chế biến thành những bài thuốc cổ truyền chữa bệnh rất tốt cho con người.
Ngoài ra, sen còn là một bài thuốc giúp giảm cân cho người béo phì và người thừa cân rất hiệu quả.

Nhãn: ,