Thứ Bảy, 30 tháng 8, 2014

Google chính thức khai từ Authorship

Google chính thức khai tử Authorhip

Cách đây hơn hai năm thì Google đã tích hợp Google Authorship trong Google Webmaster Tool giúp cho các nhà quản trị web có thể thực hiện gắn cũng như theo dõi tình trạng các bài viết của mình trên Google.
google chinh thuc khai tu authorship
Authorship được dân SEO vô cùng thích thú vì thấy sự hiện diện của mình trên kết quả Google
Trên 10 kết quả trả về của Google thì hiển thị những khuân mặt và tên của tác giả của bài viết hay của trang đó, dân SEO rất hào hứng khi thấy khuôn mặt mình trên kết quả Google và có thể xây dựng thương hiệu cá nhân theo cách này. Thêm nữa, xét về góc độ kinh doanh thì kết quả hiển thị trên Google ngoài địa chỉ web còn thêm Logo hoặc tác giả thêm phần tin tưởng và tỷ lệ click chuột vào nhiều hơn.
Nhưng đến hôm nay, theo thông tin chính thức từ Marketing Land thì Google đã khai tử chức năng Authorship này.

John Mueller (Google Webmaster Center) đã nói trên Google + của mình rằng:

Tôi đã thấy những vấn đề từ ngay khi Google đưa ra bản thử nghiệm tác giả authorship và cho hiển thị nó trên kết quả tìm kiếm. Chúng tôi đã nhận được rất nhiều phản hồi từ các nhà quản trị website hay người sử dụng và chúng tôi đã lưu ý cập nhật nó và cho hiển thị authorship trên kết quả trả về. Thật không may, chúng tôi cũng theo dõi những thông tin này và nó không có ích cho người dùng như chúng tôi kỳ vọng và nó có thể làm rối kết quả tìm kiếm. Với suy nghĩ này, chúng tôi đã phân vân và quyết định dừng hiển thị authorship trên kết quả google
Google chinh thuc khai tu authorship
Chúng ta không còn thấy hiển thị hình ảnh trên kết quả tìm kiếm nữa 

Bây giờ thì kết quả Google chỉ còn hiển thị đường dẫn website:

Google bắt đầu sử dụng authorship từ tháng 6 năm 2011 và sau đó một tháng thì google bắt đầu hiển thị mặt hay avatar trên kết quả tìm kiếm. Hai năm sau, google đã xoá hình ảnh avatar từ kết quả tìm kiếm và bây giờ họ đã bỏ hoàn toàn hiển thị tác giả đi.

John nói thêm về Google Authorship

Chúng tôi đánh giá cao các trang web sử dụng đinh dạng cấu trúc dữ liệu cho trang web (structured markup) như schema.org, điều này giúp cho tất cả công cụ tìm kiếm hiểu tốt hơn về nội dung của trang web và chúng tôi sẽ tiếp tục sử dụng nó hiển thị rich snippet trên kết quả
Google chinh thuc khai tu authorship
Google Authorship rất quan trọng đối với dân SEO
Sự việc này đồng nghĩa với việc người tìm kiếm sẽ không nhìn thấy những bài viết hay trang web trên tài khoản Google + từ bạn bè của họ. Thay đổi authorship ngày hôm nay không làm thay đổi đến tính năng của mạng xã hội
Không còn hiển thị authorship trên kết quả google nữa thì google đang tập trung mạnh vào kiểm tra rich snippet. Chúng ta hãy cùng chờ xem những động tĩnh tiếp theo của Google là gì?

Nhãn: , , , , ,

Thứ Tư, 30 tháng 7, 2014

Rich Snippets là gì và cách chèn Rich Snippets cho Blogspot

Chắc các bạn đã từng thấy ở một số website có dấu sao đánh giá, xếp hạng và số bình chọn ngay bên dưới tiêu đề khi tìm kiếm trên Google. Đó gọi là Rich Snippets, Rich Snippets là đoạn thông tin hiển thị trên kết quả trả về của bộ máy tìm kiếm (Google, Yahoo, Bing, …) được thể hiện dưới dạng sao, hình ảnh, xếp hạng đánh giá, … nhằm làm tăng độ nổi bật của website khi người dùng thực hiện thao tác tìm kiếm với một từ khóa nào đó.
Rich Snippets và cách chèn Rich Snippets vào Blogspot
Rich Snippets và cách chèn Rich Snippets vào Blogspot
Khi bạn tìm kiếm nhìn thấy website được trình bày như thế chắc hẳn sẽ gây sự chú ý và thu hút bạn click nhiều hơn đúng không? Rich Snippets mang nhiều lợi ích trong việc làm nổi bật website/blog của bạn hơn trên các công cụ tìm kiếm.
Hình ảnh minh hoạ
Rich Snippets đánh giá cho một website
Rich Snippets sẽ hiển thị dạng dấu sao để đánh giá cho một Website

Lợi ích cũng như tác hạicủa Snippets đối với website của bạn

Rich Snippets sẽ thực mang đến cho bạn những lợi ích tốt trong kết quả tìm kiếm do hiển thị bắt mắt, hấp dẫn với người tìm kiếm trên các công cụ Google, Yahoo, Bing. Khi một kết quả tìm kiếm xuất hiện với hình ảnh đúng với nội dung người dùng đang tìm kiếm và có 5 sao, xếp hạng 9.9/10 trong 1074 phiếu bầu chọn như trên thì hiển nhiên người dùng sẽ nghĩ rằng đây là một website tốt và sẽ click vào để xem website bạn. Như vậy nó giúp bạn tăng tỉ lệ click trên google và mang đến cho bạn một lượng traffic lớn.

Rich Snippets có thể mang đến cho bạn những lợi ích như mình đã nói trên, nhưng hiện nay tình trạng lạm dụng nó ngày càng trở nên rầm rộ hơn. Các website tạo ra những kết quả tìm kiếm có 5 sao với số phiếu bầu chọn 100, 1000, thậm chí là 1.000.000 như vậy có đúng nghĩa là Rich Snippets mà Google khuyến khích hay không? Với những kết quả mà bạn cố tình tạo ra sẽ đi ngược lại với những tiêu chí của Google và được gọi là “Fake Rich Snippets” hay “Spam in Rich Snippets“. Những vi phạm của bạn có thể bị người khác báo cáo qua Report spam in rich snippets. Như vậy lựa chọn nào là tốt nhất cho SEO và con đường SEO của bạn là Backhat hay Whitehat.

Hướng dẫn tạo Rich Snippets cho Blogspot

Mình sẽ hướng dẫn bạn tạo Rich Snippets cho các trang trong Blogspot của bạn

1. Tạo Rich Snippets cho các trang ngoài trang bài viết

Bạn chỉ cần chèn đoạn code bên dưới vào ngay sau thẻ <body>
<b:if cond='data:blog.pageType != &quot;item&quot;'>
<div style='display:none;'>
<div itemscope='' itemtype='http://schema.org/Recipe'>
<span itemprop='name'>Blog thông tin trực tuyến</span>
<img alt='Blog thông tin trực tuyến' itemprop='image' src='https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjTwM76W1vNqVMn94diX1A3vwrgIn1At3QhbYIG_aFVMDiy5L_WQ0qm3RY-35h0sjqc7qrWWjYZCHq20FZ92miB_b2cQnqCJe4Mp3F4fKzX5nzIa919Pj6tJAvVhlUIlHYsZWG89p1Vnuw/w50-h49-no/' title='Blog thông tin trực tuyến'/>
<div itemprop='aggregateRating' itemscope='' itemtype='http://schema.org/AggregateRating'>
<span itemprop='ratingValue'>9</span>/<span itemprop='bestRating'>10</span>
<span itemprop='ratingCount'>1312</span> bình chọn
</div>
</div></div>
</b:if>

2. Tạo Rich Snippets cho các trang bài viết

Bạn tìm đến thẻ bên dưới
<div class='post-footer-line post-footer-line-1'>
Hoặc các bạn cũng có thể tìm tới thẻ
<div class='post-footer-line post-footer-line-2'>
Tiếp theo bạn chèn code bên dưới vào ngay sau nó
<b:if cond='data:blog.pageType == &quot;item&quot;'>
<div style='display:none;'>
<div itemscope='' itemtype='http://schema.org/Recipe'>
<span itemprop='name'><data:blog.pageName/></span>
<img expr:alt='data:blog.pageName' expr:src='data:blog.postImageThumbnailUrl' itemprop='image'/>
<div itemprop='aggregateRating' itemscope='' itemtype='http://schema.org/AggregateRating'>
<span itemprop='ratingValue'>9</span>/<span itemprop='bestRating'>10</span>
<span itemprop='ratingCount'>356</span> bình chọn
</div></div></div>
</b:if>

Lưu ý khi chèn code:


  • Các bạn cần thay link màu xanh hoặc hình ảnh đại diện của các bạn để có thể hiển thị trên Rich Snippets
  • Thẻ 'rattingValue' chính là thẻ hiện lên số điểm được đánh giá của bạn (thẻ này có thể thay đổi)
  • Thẻ 'ratingCount' chính là thẻ hiện lên số phiếu bầu về chất lượng của Website (thẻ này có thể thay đổi)
Như vậy là đã xong, để kiểm tra xem bạn đã thực hiện chèn Rich Snippets thành công vào blog mình chưa, bạn hãy truy cập vào http://www.google.com/webmasters/tools/richsnippets và nhập tên miền của bạn để xem thử nhé.
Chúc bạn thành công!

Nhãn: ,

Thứ Sáu, 18 tháng 7, 2014

Làm thế nào để tăng độ tin tưởng của Google với Website

Như các bạn cũng đã biết thì Google liên tục cập nhật và điều Google luôn mong muốn nhất là làm thế nào để người dung cảm thấy thân thiện nhất, gần gũi và dễ sử dụng nhất.
lam-the-nao-de-tang-su-tin-tuong-cua-google
Tăng mực độ tin tưởng của Google với Website của bạn
Hướng vào các tiêu chí đó, rất nhiều SEO-er đã thiết lập và gây dựng website cũng như hệ thống website theo những tiêu chí trên của Google, tuy nhiên, làm thế nào để đạt được những tiêu chí đó và làm thế nào để website của mình thân thiện nhất thì hôm nay, mình sẽ chia sẻ một số thủ thuật SEO mà do chính mình đúc kết và nhận thấy qua thời gian từ trước tới nay mình đã làm SEO

1. Tạo dựng Website với những bài viết có nội dung và tiêu đề tốt nhất

Mọi người chắc hẳn ai cũng biết tới câu nói: “Content is King – Link is Queen”. Đúng là như vậy! Không một ai có thể phủ nhận việc tạo dựng lên một nội dung tốt và “chuẩn SEO” một chút thì việc hiển thị bài viết đó chỉ là chuyện sớm hay muộn. Bài viết do bạn tự biên tập, tự nghĩ ra và có chút độc đáo, thu hút được sự quan tâm nếu người đọc.
Content is King - Link is Queen
Content is King - Link is Queen!
Nếu như người tuy cập Internet hàng ngày khi vô tình nhìn thấy tiếu đề của bài viết của bạn độc đáo khiến họ muốn tìm hiểu ngay thì đó đã là một thành công lớn trong việc xây dựng bài viết của bạn rồi đấy Tất nhiên, bài viết và Backlink luôn đi đôi với nhau, nếu việc bạn tạo dựng bài viết nhưng lại không có một hệ thống Backlink tốt để  trỏ tới các bài viết đó thì việc phát triển bài viết đó cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn

2. Xây dựng hệ thống Backlink thật vững chắc

Hãy tưởng tượng rằng bạn xây dựng cho mình cả một vương quốc rất hùng mạnh, trên một hòn đảo nào đó, thật tuyệt phải không? Nhưng ở đảo mà không có tàu thuyền thì có ai biết tới bạn? liệu có ai biết được về sự tồn tại của bạn hay không? Chắc chắn là không rồi! SEO cũng như vậy, bạn cũng cần phải xây dựng cho mình một hệ thống liên kết thật vững chắc để đi đôi với một bài viết tốt thì không lý do gì mà Google lại không tin tưởng Website của bạn cả.
xay-dung-he-thong-back-link-vung-chac
Xây dựng hệ thống Backlinks vững chắc
Hiện nay có rất nhiều website trên thế giới để bạn có thể đặt liên kết cho website của mình, việc đặt backlink cũng giống như việc bạn đi quảng cáo thương hiệu vậy, bạn càng chịu khó bỏ công sức ra quảng cáo thì việc có đạt được thành quả cũng sẽ rất xứng đáng. Tuy nhiên, hiện nay do SEO phát triển mạnh nên cũng có rất rất nhiều các website với chất lượng không tốt, thậm chí kém chất lượng và đã bị Google “sờ gáy”. Chinh vì vậy nên việc chọn lựa những Website tốt, được Google tin tưởng cũng rất quan trọng, nó không chỉ giúp cho bạn có những Backlink tốt trỏ về Website của mình mà chính điều đó cũng làm Google tăng độ tin tưởng vào Website của bạn.

3. Liên kết trong trang sẽ giúp các bạn giữ chân khách truy cập

Ngoài việc đặt Backlink trỏ về từ các Website tốt và có độ tin tưởng cao thì việc tạo cho mình những liên kết trong trang cũng rất tốt. Khi bạn kết hợp yếu tố bài viết có tiêu đề và nội dung tốt với liên kết trong trang một cách khéo léo và chính xác thì việc giữ chân người truy cập ở lại Website của mình lâu hơn là điều chắc chắn, và Google đánh giá một Website liệu có tốt hay không cũng dựa vào một phần của việc thời gian người truy cập website lâu hay chóng.
lien-ket-trong-trang
Liên kết trong trang sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc giữ chân khách hàng
Hơn nữa, khi ta tạo liên kết trong trang một cách tự nhiên nhất thì việc khách truy cập cũng có thể copy bài của ta để chia sẻ cho những người khác cũng có cùng sự quan tâm và sở thích, vô tình như vậy ta cũng có thể có được một số lượng backlink từ chính khách truy cập vào website của ta.

4. Phát triển một mạng xã hội thật rộng lớn

Chắc hẳn ai cũng biết tới Facebook, G+, Twitter…..đó là những mạng xã hội rất nổi tiếng mà hầu như ai cũng biết tới. Với lượng khách truy cập hang ngày rất đông và thông tin luôn được cập nhật nhanh chóng thì đây chính là thị trường rất tiềm năng để cho bạn phát triển cho website của mình. Chính vì vậy mà việc phát triển cho Website của mình có một hệ thống mạng xã hội rộng lớn với nhiều lượt truy cập hàng ngày rất quan trọng.
mang-xa-hoi
Mạng xã hội sẽ giúp cho website của bạn phát triển nhanh chóng
Khi ta chia sẽ một vấn đề nào đó lên các mạng xã hội lớn như vậy thì thông tin của ta được truyền tải tới người dùng sẽ rất nhanh chóng, kết hợp cùng với tiêu chí ngay từ đầu ta cần đặt ra là có một tiêu đề và nội dung bài viết tốt nhất, thu hút được khách truy cập thì không có lý do gì mà Google lại không tin tưởng website của ta cả,

Nhãn: ,

Thứ Bảy, 5 tháng 7, 2014

Cổng thông tin là gì - Khái niệm về cổng thông tin (Portal)

Định nghĩa về cổng thông tin

Cổng thông tin là gì? Khái niệm cũng như đánh giá và phân loại một cổng thông tin ra làm sao, chắc hẳn mọi người vẫn chưa hiểu rõ chính xác về khái niệm của một cổng thông tin. Chính vì vậy, Thông tin trực tuyến xin giới thiệu một khái niệm về portal (Công thông tin) để các bạn có cái nhìn tổng thể và khái quát về một hệ thống cổng thông tin điện tử tích hợp (Portal) là gì, có những tính năng cơ bản nào và có thể phục vụ cho hoạt động điều hành và cung cấp thông tin ra sao.
Cổng thông tin - Potal
Cổng thông tin - Portal

Khái niệm cổng thông tin (Portal)

Có nhiều khái niệm/định nghĩa về cổng thông tin điện tử tích hợp khác nhau, và cho đến nay chưa có khái niệm/định nghĩa nào được coi là chuẩn xác. Trong phạm vi này, chúng ta tạm sử dụng khái niệm sau cho cổng thông tin điện tử tích hợp (portal):
Khái niệm về cổng thông tin
Khái niệm về cổng thông tin
“Cổng thông tin điện tử tích hợp là điểm truy cập tập trung và duy nhất, tích hợp các kênh thông tin, các dịch vụ và ứng dụng, phân phối tới người sử dụng thông qua một phương thức thống nhất và đơn giản trên nền tảng Web”

Phân loại cổng thông tin

Cổng thông tin cung cấp cho người dùng cuối nhiều loại dịch vụ khác nhau với nhiều nhu cầu khác nhau, có thể phân loại các công thông tin (portal) như sau:
Cổng thông tin công cộng (Public portals): ví dụ như Yahoo, loại cổng thông tin này thường được sử dụng để ghép nối các thông tin lại với nhau từ nhiều nguồn, nhiều ứng dụng và từ nhiều người, cho phép cá nhân hoá (personalization) các website theo tuỳ từng đối tượng sử dụng.
Phân loại cổng thông tin
Phân loại cổng thông tin
Cổng thông tin doanh nghiệp (“Enterprise portals” hoặc “Corporate Desktops”): được xây dựng để cho phép các thành viên của doanh nghiệp sử dụng và tương tác trên các thông tin và ứng dụng nghiệp vụ tác nghiệp của doanh nghiệp.
Cổng giao dịch điện tử (Marketplace portals): ví dụ như eBay và ChemWeb, cổng thông tin này là nơi liên kết giữa người bán và người mua.
Cổng thông tin ứng dụng chuyên biệt (Specialized portals): ví dụ như SAP portal, cổng thông tin loại này cung cấp các ứng dụng chuyên biệt khác nhau.

Các tính năng cơ bản của một portal

Tuy có nhiều loại cổng thông tin khác nhau, cung cấp nhiều loại dịch vụ và ứng dụng khác nhau, nhưng tất cả các loại cổng thông tin đều có chung một số tính năng cơ bản. Các tính năng này là được sử dụng như là một tiêu chuẩn để phân biệt giữa cổng thông tin với một website tổng hợp tin tức, với ứng dụng quản trị nội dung web (web content management system - Web CMS), hoặc với một ứng dụng chạy trên nền tảng Web (web application).
Các tính năng cơ bản của cổng thông tin
Các tính năng cơ bản của cổng thông tin

Các tính năng cơ bản của một portal bao gồm:

Khả năng cá nhân hoá (Customization hay Personalization): 

Cho phép thiết đặt các thông tin khác nhau cho các loại đối tượng sử dụng khác nhau theo yêu cầu. Tính năng này dựa trên hoạt động thu thập thông tin về người dùng và cộng đồng người dùng, từ đó cung cấp các thông tin chính xác tại thời điểm được yêu cầu. 

Tích hợp nhiều loại thông tin (Content aggregation):

Cho phép xây dựng nội dung thông tin từ nhiều nguồn khác nhau cho nhiều đối tượng sử dụng. Sự khác biệt giữa các nội dung thông tin sẽ được xác định qua các ngữ cảnh hoạt động của người dùng (user-specific context), ví dụ như đối với từng đối tượng sử dụng sau khi thông qua quá trình xác thực thì sẽ được cung cấp các thông tin khác nhau, hoặc nội dung thông tin sẽ được cung cấp khác nhau trong quá trình cá nhân hoá thông tin. 

Xuất bản thông tin (Content syndication): 

Thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, cung cấp cho người dùng thông qua các phương pháp hoặc giao thức (protocol) một cách thích hợp. Một hệ thống xuất bản thông tin chuyên nghiệp phải có khả năng xuất bản thông tin với các định dạng đã được quy chuẩn, ví dụ như RDF (Resource Description Format), RSS (Realy Simple Syndication), NITF (News Industry Text Format) và NewsXML. Ngoài ra, các tiêu chuẩn dựa trên XML cũng phải được áp dụng để quản trị và hiển thị nội dung một cách thống nhất, xuyên suốt trong quá trình xuất bản thông tin. Các tiêu chuẩn dựa trên XML này cho phép đưa ra giải pháp nhanh nhất để khai thác và sử dụng thông tin trên các Web site khác nhau thông qua quá trình thu thập và bóc tách thông tin với các định dạng đã được quy chuẩn. 

Hỗ trợ nhiều môi trường hiển thị thông tin (Multidevice support): 

Cho phép hiển thị cùng một nội dung thông tin trên nhiều loại thiết bị khác nhau như: màn hình máy tính (PC), thiết bị di động (Mobile phone, Wireless phone, PDA), sử dụng để in hay cho bản fax…. một cách tự động bằng cách xác định thiết bị hiển thị thông qua các thuộc tính khác nhau. Ví dụ: cùng một nội dung đó, khi hiển thị trên màn hình máy tính thì sử dụng HTML, nhưng khi hệ thống xác định được thiết hiển thị là PDA hay mobile phone, hệ thống sẽ loại bỏ các ảnh có trong nội dung và tự động chuyển nội dung đó sang định dạng WML (Wireless Markup Language) để phù hợp cho việc hiển thị trên màn hình của thiết bị di động. 

Khả năng đăng nhập một lần (Single Sign On - SSO):

Cho phép dịch vụ xuất bản thông tin hoặc các dịch vụ khác của portal lấy thông tin về người dùng khi hoạt động mà không phải yêu cầu người dùng phải đăng nhập lại mỗi khi có yêu cầu. Đây là một tính năng rất quan trọng vì các ứng dụng và dịch vụ trong portal sẽ phát triển một cách nhanh chóng khi xuất hiện nhu cầu, mà các ứng dụng và dịch vụ này tất yếu sẽ có các nhu cầu về xác thực hoặc truy xuất thông tin người dùng. 
Quản trị Portal
Quản trị Portal

Quản trị portal (Portal administration): 

Xác định cách thức hiển thị thông tin cho người dùng cuối. Tính năng này không chỉ đơn giản là thiết lập các giao diện người dùng với các chi tiết đồ hoạ (look-and-feel), với tính năng này, người quản trị phải định nghĩa được các thành phần thông tin, các kênh tương tác với người sử dụng cuối, định nghĩa nhóm người dùng cùng với các quyền truy cập và sử dụng thông tin khác nhau. 

Quản trị người dùng (Portal user management):

Cung cấp các khả năng quản trị người dùng cuối, tuỳ thuộc vào đối tượng sử dụng của portal. Tại đây, người sử dụng có thể tự đăng ký trở thành thành viên tại một công thông tin công cộng (như Yahoo, MSN…) hoặc được người quản trị tạo lập và gán quyền sử dụng tương ứng đối với các công thông tin doanh nghiệp. Mặt khác, tuỳ vào từng kiểu portal mà số lượng thành viên có thể từ vài nghìn tới hàng triệu.
Hiện tại phương pháp phân quyền sử dụng dựa trên vai trò (Role-based security) được sử dụng như một tiêu chuẩn để cung cấp thông tin phân quyền sử dụng cho các đối tượng khác nhau trong các portal cũng như các ứng dụng Web.

Nhãn: , ,

Thứ Bảy, 21 tháng 6, 2014

Wise Disk Cleaner 8 Phần mềm tối ưu hoá cho Windows miễn phí

Nhắc tới phần mềm tối ưu hoá và dọn dẹp cho Windows thì chắc hẳn mọi người thường nghĩ đến CCleanner. Tuy nhiên, ngày hôm nay Blog thông tin trực tuyến sẽ chia sẻ tới các bạn một phần mềm không kém phần hiệu quả, đó là Wise Disk Cleaner 8
Wise Disk Cleaner 8 Phần mềm tối ưu hoá cho Windows

Những điểm nổi bật của Wise Disk Cleaner 8

Wise Disk Cleaner 8 cung cấp các giải pháp phong phú hơn Ccleaner trong việc dọn dẹp và tối ưu hóa Windows. Giao diện cũng được thiết kế trong khá bắt mắt với phong cách phẳng hiện đại với 4 nhóm công cụ làm việc chính. Ở tab Common Cleaner là các tùy chọn quét và dọn dẹp rác của các thành phần hệ thống và tập tin đệm của Windows, trình duyệt internet hay ứng dụng phần mềm
Giao diện tab Common Cleaner
Tab Advanced Cleaner là tùy chọn quét và dọn dẹp nâng cao cho phép người dùng lựa chọn phân vùng cụ thể hay tất cả để dọn dẹp.
Tab Advanced Cleaner rất dễ nhìn
Tab Slimming System có chức năng quét và hiển thị dung lượng hệ thống mà Windows đang “chiếm dụng” cho việc lưu trữ các gói cài đặt update hay sao lưu của hệ thống.
Tối ưu hoá Windows của bạn với Tab Slimming System
Cuối cùng là tab Disk Defrag, chức năng của tab này là phân tích và chống phân mảnh các phân vùng ổ đĩa.
Chống phân mảnh ổ đĩa với Disk Defrag
Có thể thấy Wise Disk Cleaner 8 là sự lựa chọn khá tốt đối với nhu cầu sử dụng cá nhân và cho phép người dùng không có kinh nghiệm có thể sử dụng dễ dàng. Bên cạnh đó phần mềm cũng hỗ trợ tiếng Việt và tùy chọn khôi phục (Restore) nếu có sự cố trong lúc sử dụng phần mềm.
Wise Disk Cleaner 8 còn hỗ trợ tiếng Việt nên rất dễ sử dụng

Các bạn có thể tải Wise Disk Cleaner 8 hoàn toàn miễn phí tại đây


Nhãn: ,

Thứ Tư, 28 tháng 5, 2014

Những điều quan trọng cần biết khi làm SEO

Không một ai phủ nhận rằng khi Website của mình nằm trong danh sách các trang đầu tiên của Google thì điều đó sẽ mang lại cho họ rất nhiều lợi thế. Họ sẽ thu hút được rất nhiều người đọc đang quan tâm tới vấn đề được đề cập tới trong Website của bạn, và nếu Website của bạn là một website kinh doanh các mặt hàng thì việc Website của bạn chiếm được vị trí cao sẽ giúp bạn bán được rất nhiều sản phẩm mà bạn đang cung cấp
Tuy nhiên, một số người lại không biết SEO là gì và họ không hiểu được rằng họ đang trông chờ vào điều gì từ các SEOER. Điều này rất dễ nhận biết khi bạn tiếp xúc với những nhà quản lý chưa nắm rõ được thông tin cũng như về Internet và mạng xã hội bây giờ. Vậy nên tôi sẽ tóm tắt chung để các bạn hiểu và nắm bắt được phần nào về kiến thức SEO.

1. Cần đặt ra được những mục tiêu chính đáng

Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm không phải chỉ để đạt được Google PageRank cao (thanh công cụ xanh trong thanh công cụ của Google). Nó muốn cung cấp những từ khóa có chất lượng cao và những người cần chúng sẽ tìm tới website của bạn. Mục đích của việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm là tăng khả năng bán hàng của bạn

Hãy đặt ra những mục tiêu cho Website của bạn
Hãy đặt ra những mục tiêu cho Website của bạn
Việc đầu tiên mà bạn nên làm đó là liệt kê danh sách các từ khóa sẽ mang người mua tới site của bạn, việc này có thể sẽ tốn nhiều thời gian để bạn có thể tìm ra những từ khóa phù hợp với website của bạn nhưng điều đó rất cần thiết đối với một Website mới. Bạn cũng nên chạy quảng cáo PPC (Pay Per Click) và theo sát sự chuyển biến của chúng qua lượt khách hàng truy cập vào Website của bạn qua những nguồn nào. Việc này sẽ giúp bạn tìm ra được từ khoá nào mà khách hàng đang quan tâm và Clicks vào nhiều nhất.

2. Bạn cần phải chọn đúng từ khoá

Khi mọi người tìm kiếm tới một vấn đề nào đó thỳ họ sẽ theo sát tới vấn đề mà quan tâm nhất có thế.
Ví dụ ở đây tôi lấy cụm từ và chọn cụm từ "kế toán" làm mục tiêu để SEO cho một công ty kế toán thỳ tôi sẽ chọn những cụm từ liên quan nhất tới vấn đề đó như: "kế toán thuế", "kế toán doanh nghiệp" và nếu hiện giờ tôi đang là sinh viên kế toán thì tôi sẽ tìm kiếm cụm từ sát nghĩa nhất với mình đó là "sinh viên kế toán".
Hãy lựa chọn kỹ từ khoá trước khi SEO
Hãy lựa chọn kỹ từ khoá trước khi SEO

Việc xác định đúng từ khoá và cụm từ khoá rất quan trọng và chính điều đó sẽ giúp cho bạn thiết kế cũng như đưa ra những bài viết chính xác nhất khi bạn cần SEO cho một công ty nào đó

  • Đánh giá từ khoá (ít cạnh tranh hay có nhiều sự cạnh tranh)
  • Tìm kiếm những từ khoá liên quan
  • Phát triển từ khoá một cách đồng đều
  • Đưa từ khoá vào bài viết một cách hợp lý

3. Đánh giá đúng mức độ cạnh tranh của từ khoá

Để lọt được vào trang kết quả tìm kiếm đầu tiên cho những từ khóa có mức cạnh tranh cao như “kế toán” là điều có thể song đối thủ của bạn sẽ khá là có kinh nghiệm và sẽ tạo ra một website có nhiều liên kết trở lại. Khó có thể vượt qua được những trang này.

Khi bạn thật sự muốn đạt được thứ hạng cao với từ khóa “kế toán”, Bạn nên bắt đầu từ những từ khoá có tính cạnh tranh thấp và sau đó tiếp tục với những từ khóa có tính cạnh tranh cao hơn. Các công cụ tìm kiếm phải tin vào Website của bạn trước khi chúng cho bạn được thứ hạng cao với những từ khóa có tính cạnh tranh cao



Đánh giá mức độ cạnh tranh sẽ giúp bạn nhìn nhận một cách thực tế hơn
Đánh giá mức độ cạnh tranh sẽ giúp bạn nhìn nhận một cách thực tế hơn
Nếu bạn có một website chỉ với vài trong và đối thủ của bạn có một website lớn có rất nhiều điễn đàn, blogs,.. thì bạn phải nâng cấp website của mình nếu bạn muốn cạnh tranh. Các công cụ tìm kiếm muốn đưa ra những trang tốt nhất trong bảng kết quả tìm kiếm

4. Hãy tạo những liên kết chính xác cho bài viết của bạn

Những liên kết tốt sẽ thước đo thứ hạng của Website trong bảng xếp hạng của Google, những việc bạn cần làm là liên kết từ khoá mà bạn đã xác định từ trước đó tới những bài viết có liên quan chặt chẽ tới từ khoá và việc này sẽ khiến cho Google đánh giá cao về liên kết (Backlink) cũng như bài viết của bạn

Liên kết bài viết một cách chính xác sẽ tăng thứ hạng cho Website của bạn
Liên kết bài viết một cách chính xác sẽ tăng thứ hạng cho Website của bạn
Tuy nhiên nếu bạn tạo ra một backlink không đúng với bài viết mà bạn đang cần tối ưu thì việc đó sẽ không giúp bạn cải thiện cho Website của bạn mà thậm chỉ có thể khiến cho Google đánh giá thấp về bài viết của bạn.

Như một quy tắc, bài viết của bạn và backlink mà bạn đang trỏ về bài viết đó càng liên kết với nhau thỳ việc bài viết đó của bạn được xếp hạng cao là chuyện rất dễ. Và hơn nữa, liên kết tới website của bạn phải tới từ những website có liên quan tới vấn đề trong backlink và chúng phải bao gồm cả từ khóa của bạn trong bài viết 

5. Hay mạnh dạn thay đổi Website của bạn

Hãy thay đổi Website của bạn nếu nó không hợp lý nhé
Hãy thay đổi Website của bạn nếu nó không hợp lý nhé

Nếu bạn muốn đạt được thứ hạng cao cho những từ khóa nhất định và sau đó những từ khóa này phải xuất hiện trong trang web của bạn. Việc đạt được thứ hạng cao cho những từ khóa không được liệt kê trong website của bạn là có thể nếu có nhiều website chứa từ khóa đó liên kết tới website của bạn. Tuy nhiên đó chỉ là ngoại lệ.

Nhìn chung, tất cả những từ khóa bạn cần tìm phải xuất hiện trong trang web của bạn và chúng phải xuất hiện đúng chỗ. Vì vậy, hãy đừng ngần ngại mà thay đổi các thông tin trong trang sao cho hợp lý và phù hợp với các từ khoá mà bạn đang muốn tối ưu nhé

6. Quan trọng nhất! SEO cần thời gian

SEO cần thời gian
Đừng bao giờ quên rằng, SEO là cả một quá trình tối ưu hoá cho toàn bộ Website
Bạn không thể tối ưu hóa website của mình ngày hôm nay và mong chờ kết quả vào ngày mai hoặc tuần sau. Việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm mất rất nhiều thời gian. Các công cụ tìm kiếm phải tìm những trang mới được tối ưu hóa, chúng phải tìm được những liên kết mới tới website của bạn. Chúng phải cập nhật vào index,…

Nhãn: ,

Thứ Sáu, 23 tháng 5, 2014

SEO là gì? Vai trò của SEO đối với các doanh nghiệp kinh doanh trên Internet

Ngày nay, hầu như mọi người trên thế giới đều đã biết tới cố máy tìm kiếm Google, Google đã trở nên quá thông dụng và cũng đã giúp ích rất nhiều cho con người trong việc tìm kiếm thông tin trên Internet. Chỉ việc ngồi một chỗ tìm kiếm trong một vài giây là dường như cả một thế giới đã hiển thị ngay trước mắt ta. 

Trong bài viết này tôi sẽ dẫn chứng cho mọi người thấy rõ hơn về vấn đề SEO trên Google bởi vì "côc máy" này hiện giờ đang được sử dụng nhiều nhất trên thế giới

Câu hỏi đặt ra cho chúng ta ở đây: SEO là gì??

Đa số những người sử dụng Internet ngày nay đều hiểu rằng những Website nằm trong trang đầu tiên khi tìm kiếm tới một vấn đề nào đó mà họ đang quan tâm là những Website được đánh giá cao nhất, và tất nhiên điều đó mang lại rất nhiều lợi ích cho Website nào được nằm trong "bảng xếp hạng" của cố máy tìm kiếm Google. Tuy nhiên. Làm thế nào để đưa Website của mình lên được vị trí đó thì bạn cần phải tìm tới những người đã có chuyên môn trong lĩnh vực này, những người có khả năng đưa khách hàng tiếp cận tới những sản phẩm cũng như những thông tin mà Website của bạn đã và đang cung cấp ra thị trường. Chính vì vậy, SEO (Search Engine Optimization) ra đời.

Đã có rất nhiều người trên thê giới truy cập vào Google cũng như các cỗ máy tìm kiếm khác để tìm hiểu với cụm từ: "seo la gi" hoặc "seo là gì".

Khi tôi viết bài này tôi cũng đã thử gõ cụm từ "seo là gì" và tôi thấy có tới khoảng 1.090.000 liên quan tới vấn đề này, vậy nên tôi viết bài này để giải thích một cách rõ ràng và tương đối chi tiết để các bạn có thể tạm hiểu được về SEO

SEO - Search Engine Optimization

SEO là tối ưu hoá công cụ tìm kiếm, tập hợp những phương pháp tối ưu hoá cho Webseite của bạn trở nên thân thiện với máy chủ tìm kiếm (Sreach Engine) để từ đó ta có thể nâng cao thứ hạng Website của mình khi những người sử dụng Internet tìm kiếm với các từ khoá liên quan tới Website cũng như những sản phẩm của chúng ta
Để tối ưu hoá được công cụ tìm kiếm thì việc quan trọng mà ta cần làm đó là tối ưu hoá về nội dung văn bản cũng như cấu trúc Website để các công cụ tìm kiếm lựa chọn ra những Website phù hợp nhất và đem ra phục vụ người sử dụng Internet
Một số người không biết rằng SEO làm việc như thế nào cũng như không biết rằng SEO sẽ đem lại gì cho họ, đã số vẫn thường đánh đồng rằng SEO và IT là một. Hơn nữa, một số chủ doanh nghiệp vẫn nghĩ rằng Website của họ có thể được liệt kê vào danh sách kết quả hiển thị đầu tiên của Google bằng cách đăng ký Website vào máy chủ tìm kiếm. Điều này có thể là thành công trước đây nhưng bây giờ thì không thể.

Vai trò của SEO với những doanh nghiệp kinh doanh trên Internet

Đã có người nói với tôi rằng: "Để Website phát triển được thì IT là quan trọng nhất, IT là đầu tàu để kéo toàn bộ hệ thống công ty tới thị trường". Với một công ty phát triển phần mềm thì điều đó có thể là đúng, nhưng vào hoàn cảnh hiện nay với xu hướng phát triển của Internet thì nhận định đó HOÀN TOÀN SAI! Người đó đã có sự nhầm lẫn nghiệm trọng giữa IT và SEOER
Đối với những doanh nghiệp kinh doanh và phát triển mạnh trên Internet thì cuộc chiến để giành được vị trí cao trong bảng xếp hạng của các công cụ tìm kiếm là điều rất quan trọng. Những người sử dụng Internet để tìm kiếm hàng ngày hầu hết chỉ nhìn vào trang hiển thị kết quả đầu tiên, chính vì vậy nếu như một khách hàng đang tìm kiếm sản phẩm của bạn mà bạn lại vô tình bị xếp ở trang thứ hai thì điều đó thật đáng buồn, sẽ hiếm có khả năng khách hàng ghé thăm Website của bạn.

Chính vì vậy, việc ta cần làm ở đây là tối ưu hoá cho Website để khi các máy chủ tìm kiếm mà cụ thể tôi đang nói tới ở đây là Google tìm tới và quyết định về vị trí Website của bạn

Google quyết định thứ tự trên trang kết quả tìm kiếm như thế nào?

Google sử dụng rất nhiều tiêu chí (hơn 200 tiêu chí) để quyết định thứ hạng của Website trong kết quả tìm kiếm và những thuật toán của cỗ máy tìm kiếm này luôn là một điều bí ẩn với những người sử dụng Internet. Ở đây tôi sẽ nói tới 02 yếu tố chính để các bạn có thể nắm bắt và đánh giá qua được về một Website
  • Những yếu tố bên trong Website: Bao gồm nội dung và cấu trúc
  • Những yếu tố bên ngoài Website: Bao gồm Backlink và Traffic
Backlinks là những liên kết từ Website khác trỏ về Website của bạn
Traffic là lưu lượng giao tiếp với Website của bạn, hay hiểu cách khác chính là các thông số về lượng người truy cập vào Website, số lượng Page View, thời gian họ ở lại Website của bạn..v.v..

Qua bài viết này, tôi rất mong rằng các bạn sẽ hiểu được phần nào về khái niệm SEO để giúp bạn có cái nhìn đúng đắn về lĩnh vực đã và đang phát triển rất mạnh này. Kiến thức về SEO rất rộng lớn mà ta luôn cần phải học hỏi để có thể phát triển

Nhãn: ,