Thứ Ba, 27 tháng 5, 2014

Vì sao phụ nữ béo phì không nên mang thai

Hiện nay, tình trạng phụ nữ béo phì mang thai hoặc phụ nữ béo phì khi đang mang thai trở nên phổ biến và tỉ lệ đó càng ngày càng nâng cao. Đó là một vấn đề đáng lo ngại.

Phụ nữ béo phì mang thai không những gây ra rủi ro rất lớn đối với thai nhi mà thậm chí cho cả người mẹ nữa. Bởi một khi béo phì thì tình trạng người phụ nữ đang ở trạng thái bất ổn, mang thai sẽ khiến càng những nguy cơ rủi ro cao hơn và ảnh hưởng trực tiếp đến mạng sống của mẹ và bé.
1. Phụ nữ béo phì không nên mang thai

  • Phụ nữ béo phì khó đậu thai
Béo phì gây ra rất nhiều tác hại trong đời sống con người, vừa ảnh hưởng đến sức khỏe vừa không tốt cho tâm lý của người bệnh. Đặc biệt, trong đời sống hôn nhân, béo phì còn là một ngòi lửa đốt cháy hạnh phúc gia đình. Bởi cơ thể béo phì rất khó mang thai do những tác động bên trong cơ thể. Sự rối loạn kinh nguyệt, rối loạn chu kỳ phóng noãn dẫn đến sự hòa hợp giữa noãn và tinh trùng khó khăn và bất thường. Dẫn đến quá trình thụ thai rất hiếm có ở người béo phì.
Mà nếu có thụ thai được thì nguy cơ sảy thai, sinh non, sinh trẻ thừa cân hoặc thai bị chết lưu trong bụng mẹ khá cao.
  • Phụ nữ béo phì sinh con khó
Phụ nữ béo phì khó có thể sinh con tự nhiên mà cần đến sự phẫu thuật lấy con. Điều này hoàn toàn bất lợi cho mẹ và con.
Phẫu thuật lấy con đối với người mẹ béo phì có nhiều rủi ro và nguy hiểm khôn lường. Do lớp mỡ dày dưới da gây khó khăn cho việc xác định thai nhi, gây tê và tìm “ven” khi truyền tĩnh mạch. Điều đó chưa nói đến trong lúc mổ nếu huyết áp của người mẹ tăng cao sẽ khiến người mẹ đột quỵ dẫn đến ngừng cung cấp máu đột ngột cho thai nhi cũng có thể khiến thai nhi tử vong.
  • Rủi ro cho thai nhi
Người béo phì thường hay mắc căn bệnh tiểu đường, cho nên thai nhi cũng có khả năng mắc phải căn bệnh này.
Đó là chưa kể đến tình trạng trẻ có thể mắc các bệnh về tim mạch, khuyết tật ống thần kinh, bệnh đái tháo đường tuýp 2. Ngoài ra trong quá trình sinh khó, trẻ có thể bị nhiễm trùng sơ sinh, sau này có sức đề kháng kém.
Một rủi ro cũng khá lớn đó mà đứa trẻ sinh ra bởi mẹ có bệnh béo phì rất dễ thừa cân và dần đến béo phì sau này. Một số trẻ sinh ra có thể bị chết yểu do sức khỏe kém và quá trình vượt cạn khó khăn của người mẹ gây ra.
  • Ảnh hưởng đến bản thân người mẹ
Thời gian mang thai không phải dễ dàng và đơn giản, hầu hết những bà mẹ trong giai đoạn mang thai đều bị những biến chứng của thai hành hạ. Có người ốm nghén, tức ngực, đau lưng,… nhưng người mẹ béo phì thì có nguy cơ nhiều biến chứng và nguy hiểm hơn người mẹ bình thường rất nhiều.
Người mẹ béo phì có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường, tiền sản giật, viêm tắc tĩnh mạch, thuyên tắc mỡ do ít vận động. Ngoài ra, tình trạng ngưng thở tạm thời khi ngủ cũng thường xuyên xảy ra gây nguy hiểm cho người mẹ. Không những thế, khi sinh mổ, cơ thể người mẹ dễ bị ứ dịch cổ tử cung, sẹo lâu liền và gây đau ê ẩm mệt mỏi toàn thân.
2. Giải pháp cho phụ nữ béo phì muốn mang thai an toàn
  • Giảm cân trước khi mang thai
Đây được cho là một biện pháp an toàn và hữu hiệu nhất. Giảm cân không những giúp cơ thể người mẹ khỏe mạnh mà còn giúp thai nhi phát triển tốt, bình thường.
Nếu người mẹ muốn giảm cân để mang thai thì nên chọn một phương pháp giảm cân lành mạnh và khoa học để không ảnh hưởng đến quá trình mang thai sau này.
Ít nhất, trước khi mang thai 6 tháng, người mẹ nên bắt đầu giảm cân. Không nên để thời gian giảm cân vừa xong thì mang thai, như thế những biến chứng của giảm cân có thể ảnh hưởng đến quá trình thụ thai và sức khỏe thai nhi.
  • Đi khám bác sỹ
Đi khám phụ khoa, kiểm tra kỹ lưỡng chu kỳ kinh nguyệt và những vấn đề liên quan đến cơ quan sinh sản của người béo phì. Bác sỹ sẽ cho những lời khuyên bổ ích cho người béo phì muốn mang thai. Bên cạnh đó người béo phì nên đi khám tổng quan sức khỏe để điều trị những căn bệnh như đái tháo đường, huyết áp để tăng khả năng thụ thai và bảo vệ thai an toàn.
  • Không nên tăng cân quá nhiều khi mang thai
Nếu phụ nữ đã thừa cân khi mang thai thì nên biết kiểm soát cân nặng một cách tốt nhất. Cung cấp vừa đủ chất dinh dưỡng cho mẹ và bé. Không nên ăn quá nhiều, biết cân đối giữa khẩu phần ăn và tập luyện trong lúc mang thai. Mỗi ngày bỏ ra từ 1-2 tiếng để tập luyện thể dục. Không cần những động tác tập luyện nặng nhọc, chỉ cần đi bộ, chạy bộ chậm có thể giúp người mẹ giảm bớt cân nặng, khỏe cho mẹ và bé. Người mẹ nên thường xuyên theo dõi chỉ số BMI để kiểm soát và biết cách cân đối của mình sao cho hợp lý.
Cách tính BMI: Trọng lượng cơ thể (kg)/Bình phương chiều cao (m)
Nếu   BMI < 18: người thiếu cân
18 <= BMI < 23: người bình thường
23 <= BMI < 30: người thừa cân
BMI > 30: người béo phì
Người mẹ nên biết mình ở mức nào để có kế hoạch điều chỉnh trọng lượng cơ thể như thế nào một cách lành mạnh và khoa học nhất.
Người béo phì có những rủi ro khá lớn và nguy hiểm khi mang thai. Nếu bạn đang thừa cân nên hoãn kế hoạch có em bé lại đến khi cơ thể an toàn và khỏe mạnh hoàn toàn. Hoặc hãy giảm cân, để mang thai không còn là vấn đề lo lắng của bạn. Bằng cách nào cũng được, hy vọng bạn chọn cách an toàn và thật sự tốt cho mẹ và bé nhé.

Nhãn: , ,

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

<< Trang chủ