Thứ Tư, 12 tháng 11, 2014

Cách trị biếng ăn ở trẻ bằng những bài thuốc hay

Biếng ăn khiến trẻ chậm tăng cân (thậm chí là sụt cân), ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và kéo theo nhiều căn bệnh nguy hiểm khác. Cách trị biếng ăn ở trẻ bằng những bài thuốc hay dưới đây sẽ giúp các mẹ bớt lo lắng và chăm sóc tốt cho bé yêu nhà mình.


1. Nước ép dưa hấu, cà chua

Dưa hấu lấy phần ruột đỏ, bỏ vỏ, bỏ hạt. Cà chua đảo qua nước sôi một lần rồi bóc vỏ. Cho cả hai vào ép lấy nước uống ngày 1-2 lần. Lưu ý, ép xong là uống tại chỗ, không nên để lâu hoặc bỏ tủ lạnh.

Cách trị biếng ăn ở trẻ bằng dưa hấu, cà chua còn giúp trẻ thanh nhiệt, giải độc rất tốt.

2. Cá diếc



Với cá diếc, các mẹ cẩn thận lọc xương hoặc chỉ cho trẻ ăn nước thôi nhé! Vì cá diếc rất nhiều xương, trẻ sẽ dễ bị mắc xương nếu ăn không cẩn thận.

Cá diếc, thịt dê, ý dĩ hấp chín trong nồi, sau đó nêm nếm gia vị đầy đủ là có thể cho trẻ ăn được.

Cách trị biếng ăn ở trẻ này có hiệu quả rất nhanh chóng, chỉ cần qua 2-3 bữa ăn là các mẹ thấy có sự thay đổi lớn ở khẩu vị của trẻ.

3. Sa sâm, đậu cove

Sa sâm 10g, mạch đông 10g, đậu cove 10g, ngọc trúc 10g, 10g thiên hoa phấn, 7,5g mạch nha, 15g bách hợp cùng sắc lấy nước uống. Mỗi ngày uống 2 lần.

4. Hạt sen


Hạt sen, ý dĩ, bạch linh, hoài sơn mỗi vị 5g; khiếm thực, mạch nha sao, biển đậu sao, mỗi vị 3g; bột gạo nếp 1kg, đường trắng 500g. Hạt sen bóc vỏ, bỏ tâm sắc kỹ với các vị thuốc trên. Lọc lấy nước bỏ bã. Lấy nước kết hợp với một số thành phần bột gạo hoặc bột nếp làm bánh cho bé ăn hằng ngày.

5. Mề gà, gừng tươi

Mề gà 250g, hoài sơn tươi 100g, biển đậu 30g, gừng tươi 10g, hành 10g. Lấy hoài sơn thái miếng, gừng thái chỉ, hành cắt đoạn, mề gà làm sạch, thái nhỏ. Sau đó cho tất cả vào nồi hầm chín và cho bé ăn. Một tuần ăn từ 2-3 bữa để có tác dụng nhanh chóng.

Các mẹ có thể luân phiên hoặc kết hợp những cách trị biếng ăn ở trẻ trên để tăng thêm hiệu quả chữa bệnh cho trẻ. Ngoài ra, các mẹ cần cho trẻ ăn những món ăn bổ dưỡng, sáng tạo, thú vị để kích thích vị giác của trẻ.

Nhãn: ,

Thứ Sáu, 25 tháng 7, 2014

Chất xơ có tác dụng gì đối với trẻ em?

Dinh dưỡng cho bé vô cùng quan trọng bởi ngay từ nhỏ, bé cần được chăm sóc tốt bằng các dưỡng chất cần thiết để có thể phát triển tốt. Một trong những chất dinh dưỡng quan trọng đối với sức khỏe của trẻ em đó là chất xơ.

Chất xơ được coi là một trong những dưỡng chất không thể thiếu được trong mỗi bữa ăn, nhất là đối với trẻ em thì điều này cần được tuân thủ để bé có sự phát triển tốt.

Dưỡng chất này bao gồm chất xơ tan trong nước và chất xơ không tan trong nước. Chất xơ thường có nhiều trong các loại như: rau trong đó cuống lá có nhiều xơ hơn là rễ và củ; vỏ các loại hột và vỏ rau trái cây; giá đậu, thực vật tươi…


Tưởng rằng không cần thiết nhưng chất xơ lại rất cần có trong bữa ăn của trẻ. Vì vậy, các bậc cha mẹ cần nhớ điều này để chăm sóc cho trẻ một cách tốt nhất.

Vậy đối với trẻ em thì chất xơ có tác dụng, lợi ích như thế nào? Các bạn hãy tham khảo bài viết này để có thể hiểu được tầm quan trọng từ chất xơ, cũng như sẽ có sự bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho bé nhé.

Lợi ích khi cung cấp chất xơ cho bé tốt


Nếu muốn có một chế độ ăn uống cân bằng, giàu chất dinh dưỡng thì cần có đủ chất xơ. Các bác sĩ khuyên rằng, ngay từ lúc bé được 2 tuổi, người lớn cần bổ sung lượng chất xơ cần thiết cho bé.

Chất xơ sẽ giúp thức ăn được tiêu hóa tốt hơn. Nếu được cung cấp tốt từ nhỏ, khi lớn lên, bé sẽ giảm được nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, rối loạn tiêu hóa và cả ung thư.

Ngoài việc tốt cho hệ tiêu hóa, giúp cơ quan này khỏe mạnh thì chất xơ còn là dưỡng chất giữ cho cơ thể thêm sạch sẽ, hoạt động một cách tốt nhất có thể. Những vấn đề như táo bón, viêm túi ruột già... sẽ khó lòng xảy ra khi bé được cung cấp chất xơ tốt trong mỗi bữa ăn.

Thêm vào đó, chất xơ cũng với lượng nước hàng ngày, giúp di chuyển thức ăn qua hệ thống tiêu hóa và làm giảm nguy cơ ung thư, bệnh tiểu đường và rối loạn tiêu hóa khi trưởng thành.

Chính vì vậy, khi nấu cháo cho bé, hay khi bé đã ăn được cơm thì cha mẹ cần bổ sung nhiều chất xơ cho bé để bé có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Đồng thời, có những thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất này, cha mẹ cũng cho bé ăn thêm.

Những thực phẩm giàu chất xơ


Rất nhiều thực phẩm giàu chất xơ như các loại lúa mạch, bột yến mạch, ngũ cốc… Các loại rau xanh, bông cải xanh, bí ngô, khoai tây. Trái cây cũng rất phong phú chất xơ như táo, đu đủ, dâu tây. Ngoài ra, các loại đậu như đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen và bánh mì cũng chứa hàm lượng chất xơ cao mà bạn nên cung cấp cho bé.

Cha mẹ hãy có những sự thay đổi khác nhau trong việc chế biến món ăn, chế độ dinh dưỡng cho bé sao cho bé không bị ngán ăn nhé.

Nhãn:

Thứ Ba, 22 tháng 7, 2014

Thực phẩm giúp trẻ phát triển trí não

Niềm vui của các bậc cha mẹ là nhìn thấy con yêu lớn lên khỏe mạnh mỗi ngày. Bên cạnh sự phát triển thể chất thì sự thông minh, lanh lợi của trẻ cũng khiến cha mẹ bận tâm. Hãy chọn lựa thực phẩm tốt cho bé ngay từ bây giờ để trẻ phát triển toàn diện.

Dưới đây được xem là những thực phẩm tốt cho trẻ, vừa bổ sung dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, vừa có thể giúp trẻ thông minh hơn.

Trứng

Thành phần của trứng có chứa cholin - chất đóng vai trò quan trọng đối với chức năng của não bộ. Ngoài ra, những thành phần dưỡng chất khác có trong trứng cũng giúp trẻ phát triển trí nhớ một cách hài hòa.


Các loại hạt

Các loại hạt như hạt điều, hạnh nhân, quả óc chó giàu vitamin E, sắt, chất chống oxy hóa, rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Những loại hạt này cũng chứa hàm lượng omega-3, omega-6 thúc đẩy sự phát triển của não bộ và cải thiện trí nhớ hiệu quả. Magie có trong hạt điều giúp cải thiện lưu lượng máu não.


Ngoài những thực phẩm chính, cha mẹ có thể cho con ăn bổ sung những loại hạt này để giúp bé phát triển trĩ não tự nhiên.

Chuối

Quả chuối có vị ngọt nhẹ vừa dễ ăn, vừa giàu vitamin E rất tốt cho làn da của trẻ nhỏ. Đặc biệt, chuối có chứa nhiều kali làm giảm sự căng thẳng và lo âu, làm giảm áp lực cho thần kinh.


Vitamin B có trong quả chuối cũng tốt cho sức khỏe và thần kinh cho trẻ nhỏ.

Quả bơ

Chất béo không bão hòa đơn có trong quả bơ giúp duy trì lượng máu cho trẻ. Quả bơ chứa nhiều vitamin, khoáng chất vừa tốt cho làn da, vừa tốt cho thần kinh, lại giúp xương, cơ phát triển.

Hàm lượng vitamin E rất lớn trong quả bơ giúp bảo vệ các mô mỡ ở não. Mẹ có thể cho trẻ ăn bơ với lượng vừa đủ để giúp trẻ thông minh và khỏe mạnh.


Trên đây là những thực phẩm được xem là rất tốt cho não bộ của trẻ nhỏ. Các bậc phụ huynh có thể bổ sung vào thực đơn của trẻ những món ăn này một cách khéo léo vừa giúp trẻ ăn ngon, chóng lớn, vừa giúp trẻ phát triển trí tuệ và thể chất cân đối.

Nhãn:

Những thực phẩm không dành cho trẻ dưới 1 tuổi

Trẻ dưới 1 tuổi sức khỏe còn yếu, dễ bị mẫn cảm với một số thành phần thực phẩm như muối, đường. Các cơ quan chức năng chưa hoàn thiện, vì vậy, nếu các mẹ không chăm sóc trẻ cẩn thận có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, thậm chí là tử vong.


Đặc biệt, các mẹ phải chú ý đến những thực phẩm dưới đây. Chúng không dành cho trẻ dưới 1 tuổi.

1. Muối

Thận của trẻ dưới 1 tuổi chưa thể thích ứng được với những thực phẩm có liều lượng nặng. Chúng không thể làm tròn nhiệm vụ lọc và thải tốt nếu trẻ ăn quá nhiều muối. Những nhà khoa học khuyên rằng, trẻ dưới 1 tuổi không nên ăn quá 0.4 g muối một ngày. Những thực phẩm chứa nhiều muối như xúc xích, pho mát cũng nên hạn chế cho trẻ ăn.

2. Mật ong


Đối với người lớn, mật ong là một “thần dược” thiên nhiên quý báu nhưng với trẻ em lại là một liều “độc dược” nguy hiểm vô cùng. Lượng đường khá lớn trong mật ong là điều mà trẻ em dưới 1 tuổi không được động vào. Đặc biệt trong mật ong còn chứa bào tử của Clostridium botulinum có thể gây ngộ độc, táo bón, hôn mê ở trẻ sơ sinh.

3. Đường

Trẻ dưới 1 tuổi không nên ăn nhiều bánh quy, bánh ngọt… Chúng không những ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ mà còn khiến trẻ dễ bị sâu răng, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển sau này. Đặc biệt, ăn đường nhiều còn khiến hệ tiêu hóa trẻ có vấn đề, khó hấp thu những chất dinh dưỡng khác.

4. Trứng


Mặc dù trứng chứa nguồn protein dồi dào, giúp tăng chiều cao cho trẻ nhưng trứng lại là món ăn rất dễ gây dị ứng cho trẻ. Đặc biệt là lòng trắng trứng. Vì thế, khi cho trẻ ăn trứng các mẹ nên cho ăn lòng đỏ được nấu chín kỹ. Tuy nhiên, cũng không nên cho trẻ ăn quá nhiều trứng, có nguy cơ khiến trẻ bị bệnh táo bón và tim mạch.

5. Hải sản

Hải sản thường dễ gây dị ứng cho trẻ sơ sinh, đặc biệt là hải sản có vỏ. Tốt nhất các mẹ không nên cho trẻ dưới 1 tuổi ăn hải sản. Ngoài ra, trong một số hải sản thường chứa thủy ngân, không tốt cho sự phát triển bình thường và trí não của trẻ.

6. Sữa bò


Với những trẻ từ 1-2 tuổi trở lên, sữa bò là nguồn dinh dưỡng cần thiết và quan trọng, nhưng với trẻ dưới 1 tuổi, các mẹ không nên cho trẻ uống sữa bò. Thứ nhất, trong giai đoạn này, sữa mẹ là tốt nhất cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Hai là lúc này, hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện, không thể hấp thu hoàn toàn protein động vật và enzyme có trong sữa bò. Điều này, khiến bé dễ bị táo bón, gây tổn thương cho thận…

Ngoài ra, những thực phẩm chứa nhiều chất béo, đường như phomai, trái cây khô… cũng không nên cho trẻ ăn nhé. Các mẹ nên hỏi ý kiến chuyên gia để chăm sóc trẻ được tốt hơn và tránh những rủi ro không đáng có trong vấn đề dinh dưỡng cho trẻ.

Nhãn:

Thứ Bảy, 19 tháng 7, 2014

Thực phẩm tẩy giun cho bé

Để bé phát triển hài hòa thể chất và trí tuệ, các bậc phụ huynh ngoài việc chăm lo chế độ dinh dưỡng cho con yêu thì cũng nên quan tâm đến vấn đề tẩy giun cho trẻ. Trẻ được tẩy giun sẽ dễ dàng hấp thụ dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể.

Tẩy giun là việc các bậc phụ huynh nên làm khi trẻ còn nhỏ, bắt đầu từ hai tuổi trở lên. Bên cạnh việc cho con uống thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ thì có thể tham khảo những bài thuốc tẩy giun bằng dân gian cũng vô cùng hiệu quả.

Tỏi


Tỏi bóc vỏ, giã nát, đun với nước sôi để nguội. Lấy nước ngâm tỏi trộn đều với lòng đỏ trứng gà. Dùng dung dịch này rửa hậu môn cho bé để tẩy giun kim.

Hạt bí ngô

Hạt bí ngô có công dụng tẩy giun kim, giun sán, giun móc hiệu quả.

Hạt bí ngô bóc vỏ, nghiền nhuyễn trộn với mật ong cho bé uống. Hoặc dùng bột hạt bí đỏ trộn với ít nước và đường cho bé uống để tẩy giun. Cho bé uống vào buổi sáng, lúc đói bụng.

Hoặc đơn giản mẹ có thể rang hạt bí đỏ cho bé ăn vào buổi sáng, lúc đói.

Rau sam

Rau sam là một trong những vị thuốc trị giun cực kì hiệu quả.

Các mẹ có thể chọn mua 50g rau sam tươi về giã nát lấy nước. Thêm ít đường hoặc muối vào nước rau sam rồi cho con uống. Cho trẻ uống liên tục từ 3-5 ngày liền để phát huy công hiệu tẩy giun.

Hạt trâm bầu

Cũng như hạt bí ngôm hạt trâm bầu có tác dụng tẩy giun vô cùng hiệu quả và an toàn. Hạt trâm bầu sau khi nghiền trộn với lá mơ tam thể, hấp chín, cho bé ăn vào buổi sáng khi đói. Cho bé ăn từ 3 – 5 ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

Lá mơ

Lá mơ có thể tẩy giun đũa hiệu quả cho trẻ nhỏ.

Dùng khoảng 50g lá mơ giã nhuyễn vắt lấy nước. Cho thêm ít muối vào nước lá mơ đã giã nhuyễn cho trẻ uống lúc đói.

Trẻ bị giun là một trong những nguyên nhân khiến cho trẻ trở nên gầy gò, kém phát triển. Vì thế, các bậc phụ huynh nên lưu ý chăm sóc sức khỏe trẻ nhỏ một cách toàn diện.

Nhãn:

Thứ Năm, 17 tháng 7, 2014

Những nguyên nhân không ngờ khiến trẻ bị béo phì

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng và tập luyện thì còn có rất nhiều nguyên nhân khiến cho trẻ bị béo phì. Cùng tìm hiểu những nguyên nhân sau đây để có cách chăm sóc trẻ tốt nhất nhé!

Điều hòa không khí


Cho trẻ được ở trong một bầu không khí mát mẻ, thoáng mát là điều mà tất cả các bậc cha mẹ đều mong muốn. Tuy nhiên, điều này lại là nguyên nhân gián tiếp khiến cho trẻ bị lên cân nhanh chóng. Một cuộc nghiên cứu tại Trung Quốc đã chỉ ra rằng: Những trẻ ngồi điều hòa hàng ngày sẽ đốt cháy rất ít lượng calo khiến trẻ dễ tăng cân và béo phì hơn. Bởi cơ thể của trẻ khi ngồi trong máy điều hòa sẽ không làm việc liên tục nên sẽ ít tổn hao calo hơn. 

Vi-rút cúm

Tạp chí Nhi khoa Mỹ đã đưa ra một kết luận hết sức thú vị đối với cân nặng của trẻ. Đó là những trẻ em bị nhiễm vi-rút cúm thường có nguy cơ béo phì hơn so với những trẻ không tiếp xúc với vi-rút này.

Mẹ phải làm việc quá nhiều trong ngày


Chế độ dinh dưỡng và sự phát triển của trẻ là do cha mẹ quyết định. Nếu những bà mẹ phải làn việc quá nhiều thì trẻ sẽ không được chăm sóc một cách chuyên tâm. Do đó, trẻ sẽ không có một chế độ ăn uống không khoa học. Và béo phì là điều chắc chắn sẽ xảy ra.

Thiếu ngủ

Những trẻ béo phì thường chỉ có chung một sở thích là ngủ và ăn liên tục. Do đó, nếu trẻ không ngủ đủ giấc, trẻ sẽ tìm cách ăn bù. Mà những món ăn vặt của trẻ thường là bánh ngọt, khoai tây chiên và đồ ăn nhanh. Đây là nguồn thực phẩm không lành mạnh và là nguyên nhân chính khiến cho cân nặng của trẻ tăng cân liên tục. Thiếu ngủ có thể làm kích thích đói và mệt mỏi ở trẻ. Điều này có thể làm giảm hoạt động thể chất hàng ngày, gây tăng cân nhanh hơn nữa.

Cắt amiđan

Theo nghiên cứu của Đại học St Louis (Missouri, Mỹ) cho thấy: Sau 7 năm cắt amidan, trẻ sẽ tăng cân. Nguyên nhân rất là dễ hiểu: Cắt amiđan có thể cải thiện sự ngon miệng của trẻ, khiến trẻ ăn nhiều hơn và bị béo phì.

Mẹ lớn tuổi


Phụ nữ quá lớn tuổi không nên sinh con. Điều này không chỉ khiến cho sự phát triển của trẻ bị ảnh hưởng mà còn là nguyên nhân khiến trẻ bị béo phì. Một nghiên cứu cho thấy những đứa trẻ được sinh ra từ các phụ nữ tuổi khoảng 30 trở lên thường có trọng lượng nặng hơn 2,6-2,8% so với các bé được sinh ra từ các bà mẹ dưới 25 tuổi.

Một số loại thuốc

Thuốc cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho trẻ bị béo phì. Một số loại thuốc để ngăn ngừa chứng trầm cảm, tiểu đường, cao huyết áp cho trẻ, đặc biệt là thuốc chống trầm cảm cho trẻ mặc dù theo đúng chỉ dẫn cũng khiến trọng lượng của trẻ bị tăng lên khoảng 5%.

Nhãn:

Thứ Tư, 16 tháng 7, 2014

Giúp con yêu ăn váng sữa đúng cách để lớn khôn

Là một chế phẩm từ sữa nên váng sữa chứa rất nhiều dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển và khôn lớn của trẻ. Tuy nhiên, trong khi cho trẻ ăn váng sữa, các mẹ cũng cần có những lưu ý nhất định.

Thành phần dinh dưỡng trong váng sữa và cách dùng khoa học

Váng sữa là một món ăn rất thân thuộc đối với tất cả các bé. Trong váng sữa có rất nhiều các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Ăn váng sữa, trẻ sẽ nhận được rất nhiều lợi ích. Đó là hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Không những thế, váng sữa còn giúp cho trẻ thông minh, khôn lớn. Váng sữa giàu vitamin A, E, B2, B12, C, PP, biotin, beta – carotene…, các axit hữu cơ. Thành phần khoáng chất trong váng sữa cũng phong phú từ kali, canxi cho đến clo, phốt- pho, ma-giê, natri, sắt, kẽm, i-ốt, đồng… Ngoài ra, trong váng sữa còn có nhiều protein động vật, carbonhydrat, axit béo, đường tự nhiên.


Hơn nữa, lượng chất béo trong váng sữa cũng rất phong phú. Lượng chất béo có trong váng sữa lên đến 70% tổng năng lượng trẻ cần, cao gấp đôi so với một ly sữa thông thường.

Cách cho trẻ ăn váng sữa khoa học và hợp lí

- Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên là có thể ăn váng sữa mỗi ngày.
- Trẻ trên 1 tuổi thì có thể nâng lên từ 1-2 hộp. Tuy nhiên, không nên ăn nhiều hơn 2 hộp mỗi ngày.
- Không dùng váng sữa để thay thế bữa phụ. Những bé bị thừa cân - béo phì, bé đang bị tiêu chảy, bé dị ứng với sữa bò… không nên dùng váng sữa.


Cách chế biến váng sữa cho bé ăn dặm

Nguyên liệu làm váng sữa cho bé:

- 120ml sữa bột.
- 10g bột năng, nếu muốn váng sữa đặc hơn có thể tăng lên 15g.
- 50ml whipping cream


Cách làm váng sữa:

- Lấy 120ml nước ấm pha cùng với 8 thìa gạt sữa. Sao đó, cho bột năng vào. Quậy đều tất cả các hỗn hợp.
- Tiếp tục cho kem whipping và phần sữa và quậy đều.
- Đun hỗn hợp trên bếp để lửa nhỏ. Các mẹ chú ý vừa đun vừa dùng đũa quậy đều sao cho hỗn hợp đặc dần lại nhưng không được để sôi.
- Khi hỗn hợp đạt đến độ đặc ưng ý, các mẹ nhanh tay tắt bếp rồi trút vào các lọ thủy tinh. Đợi hỗn hợp sữa nguội thì cho vào ngăn mát tủ lạnh và cho bé dùng dần.
- Để có thể thay đổi khẩu vị, giúp bé ăn ngon hơn, mẹ có thể cho thêm cacao hay bột trà xanh vào quậy đều.

Chúc bé ngon miệng và mau lớn.

Nhãn:

Thứ Ba, 15 tháng 7, 2014

Cải bó xôi xào thịt giúp trẻ giảm cân

Cải bó xôi là một nguồn thực phẩm rất bổ dưỡng đối với sự phát triển của trẻ. Những món ăn từ cải bó xôi cũng rất thơm ngon nên các mẹ hãy vào bếp chế biến các món ngon từ cải bó xôi cho trẻ thưởng thức nhé!

Nguồn dinh dưỡng trong cải bó xôi

Nếu bỏ qua cải bó xôi trong thực đơn ăn uống của trẻ, chính các bậc cha mẹ đang vô tình loại bỏ những dưỡng chất vô cùng quý giá. Cải bó xôi có rất nhiều tác dụng và các dưỡng chất. Theo các nhà nghiên cứu và dinh dưỡng, cải bó xôi có một loại hóa chất steroid tên khoa học là phutoecdy có tác dụng thúc đẩy sự sản xuất protein tự nhiên trong cơ thể lên tới 20%.


Loại rau có lá màu xanh đạm này còn chứa thành phần beta carotine, can xi, tốt cho xương và răng. Chất sắt, phốt pho có trong cải bó xôi cũng rất có lợi trong việc bổ sung lượng máu cho cơ thể. Đặc biệt lượng vitamin C, vitamin A tự nhiên sẽ giúp loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể, ngăn ngừa cảm cúm, tăng cường khả năng trao đổi chất, loại bỏ chứng táo bón. Một số nghiên cứu cũng cho thấy rau cải bó xôi giúp giảm nguy cơ đau tim và các bệnh liên quan đến bệnh tim mạch.

Sau đây là món ngon từ cải bó xôi giúp trẻ giảm cân nhanh.

Cải bó xôi xào thịt giúp trẻ giảm cân nhanh

Nguyên liệu

- Cải bó xôi: 250g
- Thịt nạc dăm: 100g
- Cà rốt, củ cải trắng: Nửa củ
- Dầu ăn, gia vị nêm nếm vừa ăn.


Cách chế biến:

- Thịt heo rửa sạch, cắt lát mỏng, ướp thịt với một muỗng nhỏ hành, tỏi băm.
- Củ cải trắng gọt vỏ, thái miếng nhỏ vừa ăn.
- Cà rốt gọt vỏ, một phần thái miếng vuông mỏng, một phần bào sợi.
- Cải bó xôi rửa sạch, cắt khúc 5cm.
- Phi thơm hành tỏi băm, xào săn thịt, cho tiếp cà rốt và cảu cải trắng vào xào. Nêm nếm gia vị vừa ăn. Khi các loại nguyên liệu trên chín thì cho cải bó xôi vào, đảo qua rồi tắt bếp. Vì cải bó xôi rất nhanh chín, không nên xào quá lâu.
- Cho món ăn ra dĩa, rắc mè rang lên trên và cho bé thưởng thức.

Chúc bé yêu của bạn ngon miệng và giảm cân thành công!

Nhãn: ,

Những thói quen giúp trẻ tăng chiều cao nhanh chóng

Không chỉ phụ thuộc vào yếu tố di truyền mà chiều cao còn bị chi phối bởi những hoạt động thể dục thể thao và yếu tố dinh dưỡng. Ngoài tập luyện thường xuyên thì những thói quen dưới đây cũng giúp ích nhiều cho việc tăng trưởng chiều cao ở trẻ.


- Uống nhiều nước.
- Thường xuyên cho trẻ chạy nhảy.
- Thêm nhiều loại sữa giàu canxi vào thực đơn dinh dưỡng cho trẻ.
- Kéo, co giãn chân.
- Căng cơ tay và chân.

+ Nhấn và nhún trên mũi bàn chân.
+ Đặt hai tay ra sau, nắm chặt, cúi người, vươn tay lên trời.
+ Đặt một cánh tay trái ngay giữa cằm cánh tay phải, kéo mạnh về phía trái, nghiêng vai theo hướng tay. Đổi tay phải và lặp lại nhiều lần.

- Ngủ đúng giờ.
- Cho trẻ chơi những trò chơi đu xà, bóng rổ, tennis, cầu lông…

Thực phẩm tăng chiều cao cho trẻ:

1. Trứng

Trong trứng chứa nhiều protein cần thiết cho sự phát triển của xương khớp, góp phần vào việc thúc đẩy tăng trưởng chiều cao cho trẻ.

2. Thịt gà


Trong tất cả những loại thịt thì thịt gà chứa nhiều protein hơn hẳn, giúp xây dựng mô và cơ bắp hiệu quả. Từ thịt gà các mẹ có thể chế biến thành những món ăn ngon, bổ ích vừa cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể trẻ vừa giúp tăng chiều cao.

3. Đậu nành

Một thực phẩm tăng chiều cao tự nhiên tuyệt vời dành cho trẻ. Cho trẻ thường xuyên uống sữa đậu nành hoặc ăn những sản phẩm chế biến từ đậu sẽ cho trẻ một chiều cao lý tưởng nhất.

4. Bột yến mạch

Bột yến mạch có tác dụng giúp kích thích sự phát triển chiều cao tự nhiên của trẻ, đồng thời, tiêu hủy chất béo, giúp bảo vệ sức khỏe cho trẻ nhà bạn.

5. Thực phẩm giàu magie

Magie cũng là một yếu tố quan trọng trong việc tăng trưởng chiều cao tự nhiên. Các mẹ thường xuyên thêm những món ăn chứa nhiều magie từ các loại đậu, trái cây, rau xanh để giúp trẻ nhanh chóng đạt được chiều cao như mong đợi nhé!

Nhãn: ,

Thứ Hai, 14 tháng 7, 2014

Óc heo có thật sự tốt cho trẻ không?

Đa số các mẹ được truyền tai nhau rằng, cho trẻ ăn óc heo để tăng trí thông minh, kích thích phát triển trí não… Nhưng trên thực tế chưa có khoa học xác định rõ ràng nguồn thông tin này.


Theo những chuyên gia dinh dưỡng thì trong óc heo chứa khá nhiều chất béo nhưng những thành phần dinh dưỡng khác không được cân đối. Cụ thể là ít vitamin, hàm lượng đạm thấp và quá ít chất sắt.

Đồng thời lượng cholesterol xấu có nhiều trong óc heo cũng sẽ gây nguy cơ béo phì cho trẻ nếu ăn nhiều.

Trong bảng thành phần thực phẩm dinh dưỡng của Việt Nam, trong 100g óc heo (phần ăn được) chứa tỷ lệ dinh dưỡng như sau: 9g chất đạm, 9,5g chất béo, 0,4g chất bột đường. Thành phần các khoáng chất có trong 100mg óc heo cũng rất thấp: sắt chỉ chiếm 1,6mg, kẽm 1,27mg... Tuy là thực phẩm giàu chất béo nhưng óc heo lại không hề có các vitamin tan trong dầu như vitamin A, D, E và K.


Nếu chỉ ăn óc heo thì cơ thể bé dễ bị mất cân đối và có nguy cơ gây bệnh tim mạch, huyết áp. Vì vậy, giữa óc heo và trí thông minh của trẻ không hề có liên quan với nhau. Các mẹ có thể tìm hiểu kỹ hơn những thực phẩm giúp kích thích trí não cho trẻ từ bác sỹ hoặc các chuyên gia dinh dưỡng.

Tuy nhiên, các mẹ vẫn có thể chế biến óc heo cho trẻ nhà mình dùng. Nếu trẻ thích tốt nhất nên ăn 1 tuần 1 lần để đảm bảo sức khỏe cho trẻ.

Để an toàn hơn khi sử dụng, các mẹ nên chế biến óc heo đúng cách. Lột bỏ lớp màng mỏng chứa các mạch máu bao phủ bên ngoài ra, làm vậy óc heo sẽ không bị tanh và thơm ngon hơn.

Nhãn:

Những thực phẩm “kẻ thù” với chiều cao của trẻ

Bên cạnh việc cho trẻ thường xuyên ăn những thực phẩm có lợi cho chiều cao thì các mẹ cũng nên chú ý tránh xa những nhóm thực phẩm dưới đây. Bởi chúng là “kẻ thù” đáng sợ có thể kìm hãm sự phát triển chiều cao cho trẻ nhà bạn.


1. Thức uống có ga

Không chỉ có hại cho sức khỏe, cân nặng của trẻ mà thức uống có ga còn tác động nặng nề đến chiều cao. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, có đến 60% trẻ em thiếu canxi liên quan đến thức uống có ga. Trong khi canxi là thành phần quan trọng để cấu tạo xương và tăng chiều cao cho trẻ.

Vốn dĩ trong nước có ga chứa axit Phosphoric có tác hại đào thải canxi ra khỏi cơ thể. Việc này không chỉ hạn chế chiều cao mà còn làm giảm sút thể lực và sức khỏe của trẻ.

2. Thực phẩm quá nhiều đường


Trẻ con thường có thói quen ăn vặt và hầu hết chúng là đồ ngọt. Ăn quá nhiều đồ ngọt sẽ khiến trẻ tăng nguy cơ béo phì, đồng thời dễ dàng trở thành “nấm lùn”. Đường không chỉ tăng lượng cholesterol xấu lên cao, đẩy nhanh tốc độ tạo tế bào mỡ mà còn làm giảm sự hấp thụ của canxi, vitamin và nhiều khoáng chất. Từ đó, hạn chế sự phát triển chiều cao ở trẻ.

Ngoài ra, ăn quá nhiều đường, trẻ có thể mắc một số căn bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa.

3. Đồ ăn nhiều dầu mỡ


Không chỉ với trẻ mà với người trưởng thành, đồ ăn nhiều dầu mỡ sẽ ảnh hưởng lớn đến cân nặng và sức khỏe. Tuy nhiên, trẻ tiếp xúc quá nhiều đồ dầu mỡ sẽ có nguy hại lâu dài đến với chiều cao tự nhiên. Chất béo trong dầu mỡ sẽ làm mất đi lượng dinh dưỡng, vitamin D, canxi có trong thức ăn. Vì vậy, không những mang lại căn bệnh béo phì mà trẻ có thể biến thành “chú lùn” nếu trung thành với những đồ ăn này.

Để trẻ phát triển toàn diện và khỏe mạnh, các mẹ nên loại ngay những nhóm thực phẩm này ra khỏi thực đơn hằng ngày của trẻ. Thường xuyên cho trẻ uống sữa kết hợp với thể dục thể thao để có được chiều cao lý tưởng khi trẻ trưởng thành nhé!

Nhãn: ,

Những thực phẩm cần thiết để tốt cho não bộ của bé

Các bậc cha mẹ cần lưu ý rằng khi bé từ 1 – 3 tuổi, não bộ sẽ tăng trưởng rất mạnh. Chính vì vậy, để bé có được một bộ não tốt, một sự thông minh vượt bậc thì cần bổ sung nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu.

Theo các bác sĩ, giai đoạn này, não bộ của bé sẽ tăng gấp 3 lần kích thước so với lúc mới sinh. Vậy, để đẩy mạnh hơn nữa sự thông minh của bé, các cha mẹ cần lưu ý đến một số thực phẩm sau.

Chế độ ăn uống


Thời điểm này, cần cung cấp cho trẻ một chế độ ăn uống thật cân bằng và đầy đủ nhưng cũng cần phải lành mạnh. Các chất dinh dưỡng cần thiết lúc này đó là chất béo, protein, Cacbonhydrat. Những dưỡng chất này sẽ thúc đẩy sự phát triển của não bộ cũng như cơ quan khác và toàn bộ cơ thể bé.

Những thực phẩm mà cha mẹ cần cho bé ăn nhiều đó là thịt nạc, thịt gà, dầu cá, nhiều trái cây, rau xanh, sữa và các sản phẩm từ sữa, ngũ cốc nguyên hạt… Ngay từ trong những năm tháng đầu đời, cần phải có nhiều dưỡng chất này là bởi vì một nửa năng lượng từ các thực phẩm này nạp vào sẽ để nuôi não bộ của bé.

Ngoài ra, người mẹ cũng cần bổ sung cho mình nhiều chất dinh dưỡng trong thời gian đang cho con bú vì nó cũng ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của bé.

I-ốt

Chẳng những quan trọng khi bé đã ra đời mà ngay cả trong quá trình thụ thai, người mẹ cần phải nhớ đến điều này. Hãy có một chế độ ăn uống giàu i-ốt để bé được phát triển mạnh mẽ, an toàn.

Những thực phẩm tốt về vấn đề này như muối, sữa chua, trứng, hải sản…

Sắt


Sắt đối với trẻ em rất quan trọng vì nó sẽ tốt cho chức năng não cũng như sự phát triển toàn bộ cơ thể. Chức năng của sắt đó là kết hợp với Protein, tạo nên huyết sắc tố, giúp vận chuyển oxy.

Vì vậy, nếu như thiết sắt sẽ khiến thiếu máu dinh dưỡng. Mà khi thiếu máu sẽ làm cho khả năng vận chuyển oxy của hồng cầu giảm sút, thiếu ôxy ở các tổ chức đặc biệt là tim, cơ bắp, não gây nên hiện tượng tim đập nhanh. Trẻ nhỏ có thể bị suy tim do thiếu máu, các biểu hiện: hoa mắt, chóng mặt do thiếu ôxy não, cơ bắp yếu và cuối cùng là cơ thể mệt mỏi.

Ngoài ra, nếu cơ thể thiếu chất thiết yếu này sẽ gây cho bé cảm giác lười ăn, khó nuốt, hấp thụ kém, viêm teo gai lưỡi… Điều này có ảnh hưởng khá lớn đến hệ thần kinh, suy giảm miễn dịch…

Những thực phẩm có chứa nhiều chất sắt như thịt động vật, rau xanh, trái câu, ngũ cốc…

Chất béo omega-3


Dưỡng chất Omega-3 hay Omega-6 là vô cùng cần thiết cho bé yêu, nhất là cho cấu trúc não bộ của bé. So với những dưỡng chất khác thì Omega-3 khác hơn rất nhiều vì nó không thể tự tổng hợp mà cần phải nạp vào cơ thể.

Những thực phẩm có chứa nhiều chất béo Omega-3 như cá ngừ, cá hồi, cá thu, cá mòi, các loại hạt, dầu thực vật… Hãy nên nhớ rằng, không một ai có đủ Omega-3 trong cơ thể cả, chính vì vậy, với những thời điểm quan trọng và cần thiết thì các bạn cần nạp đủ dưỡng chất này.

nhưng một số thời điểm quan trọng nhất như đang trong quá trình mang thai, cho con bú và trong lứa tuổi ăn dặm, chúng ta cần bảo đảm điều này.

Kẽm


Kẽm rất cần thiết cho quá trình tăng trưởng của bé. Đây cũng là dưỡng chất quan trọng giúp ổn định hoạt động của tế bào thần kinh, duy trì phát triển trí óc bé.

Những thực phẩm tốt để bổ sung chất kẽm đó là thịt nạc đỏ, hải sản, rau bina, ngũ cốc nguyên hạt, sữa…

Ngoài ra, cacbonhydrat cũng là một dưỡng chất không thể thiếu được đối với sự phát triển trong những năm đầu đời của bé. Các cha mẹ cần phải bổ sung cho bé nhiều loại này, có trong cháo, bánh mì ngũ cốc, sữa, sữa chua…

Hãy chăm sóc cho bé yêu thật tốt trong những năm tháng đầu đời nhé.

Nhãn:

Những trò chơi giúp phát triển trí thông minh cho trẻ

Ngoài di truyền và dinh dưỡng thì vận động cũng giúp trẻ kích thích phát triển trí thông minh. Vì vậy, ngay từ nhỏ, các mẹ nên cho trẻ làm quen với những trò chơi vận động, đặc biệt là những trò chơi như đếm số, vẽ…


1. Vẽ tranh

Vẽ tranh vừa giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, sáng tạo của mình vừa tập cho trẻ trong việc kết hợp hài hòa giữa mắt, tay và não. Luyện cho mắt tinh, tay linh hoạt. Đồng thời qua vẽ tranh giúp bé nhận biết được thế giới quan xung quanh mình từ những thứ đơn giản đến phức tạp.

Bạn có thể hướng dẫn cho trẻ tập vẽ tại nhà hoặc cho trẻ học vẽ tại một trung tâm nào đó. Hãy bắt đầu từ những hình đơn giản và dần dần nâng cao lên.

2. Cắt & dán giấy

Các mẹ thường nghĩ trò chơi này không liên quan đến trí não của trẻ. Tuy nhiên, trò chơi này vừa ít tốn kinh phí nhưng mang lại hiệu quả khá bất ngờ. Từ những tờ giấy trắng, bạn có thể hướng dẫn cho trẻ, cắt thành những hình ảnh và con vật, hình khối trong thiên nhiên theo thực tế hoặc trí tưởng tượng của trẻ.


Trẻ sẽ linh hoạt đôi tay, khéo tay hơn và tăng cường trí nhớ hơn. Bạn có thể hướng dẫn trẻ cắt ghép hình các lá cờ quốc gia, các con vật, gia súc… Thường xuyên chơi như vậy, trẻ sẽ phát huy tối đa trí thông minh của mình.

3. Đếm số


Hầu hết trẻ nào cũng từng trải qua trò chơi này. Tuy nhiên, phải chơi như thế nào mới mang lại kết quả khả quan lại là chuyện khác.

Đầu tiên hãy dạy cho trẻ cách đếm ngón tay, bàn tay, đếm số đơn giản, đếm kẹo…

Sau đó cho trẻ làm quen với những bài toán đơn giản từ động vật hoặc hình vẽ… Dần dần nâng những con số và câu hỏi phức tạp hơn để kích thích trí não của bé. Mặc dù là đơn giản nhưng trò chơi này khá hữu ích khi đem lại cho trẻ khả năng tưởng tưởng, phán đoán và logic.

4. Tìm điểm khác nhau

Không chỉ có người lớn mới yêu thích mà trẻ em cũng khá phấn khích khi được trải nghiệm với trò chơi kinh điểm này. Tìm điểm khác nhau của hai bức tranh sẽ giúp trẻ luyện mắt, linh hoạt tay và kích thích trí não. Đồng thời qua trò chơi nãy cũng giúp phát triển thế giới quan của bé. Lúc bắt đầu hãy chọn những bức tranh đơn giản, hướng dẫn và chỉ cho trẻ những mẹo nhỏ. Sau đó hãy nâng cao mức độ khó hơn để giúp trẻ phát triển tối đa khả năng của mình.

5. Trò mê cung

Một số trò mê cung nổi tiếng như tìm lối ra cho chó hoặc thỏ… Những trò chơi này vừa giúp trẻ xử lý thông tin tốt, tăng khả năng quan sát và phát triển tính logic của mình.


Phụ huynh có thể tham gia chơi cùng để giúp trẻ hứng thú với trò chơi hơn. Tuy nhiên, trò chơi chỉ mang tính chất giải trí và bổ sung, các mẹ không nên ép trẻ chơi quá nhiều, sẽ có tác dụng ngược và khiến trẻ dễ rơi vào bệnh tự kỷ.

Nhãn:

Thứ Bảy, 12 tháng 7, 2014

Canh rau dền nấu tôm cho bé tăng chiều cao

Canxi rất cần thiết cho việc phát triển chiều cao của bé. Đó cũng là lý do vì sao các mẹ thường hay bổ sung cho bé cưng của mình các thực phẩm giàu canxi để tăng chiều cao nhanh chóng. Không nằm ngoài mục đích đó, canh rau dền nấu tôm cũng là một món các mẹ nên nấu cho bé!

Không như các loại rau khác, rau dền chứa một hàm lượng canxi cao, thậm chí còn vượt trội hơn cả sữa bò, ngoài ra loại rau này còn chứa một lượng lớn nguyên tố khoáng chất và vitamin K giúp hấp thụ canxi. Bé ăn rau dền không chỉ giúp bổ sung canxi mà còn có thể bổ sung thêm sắt, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.


Tôm chứa nhiều canxi, chủ yếu nằm trong thịt, chân và càng. Theo bảng thành phần dinh dưỡng thức ăn Việt Nam, trong 100g tôm tươi có tới 1120mg canxi. Đây là một lượng canxi khá cao và nếu bạn muốn bé tăng chiều cao nhanh chóng, tôm là một gợi ý không tồi.

Cùng Dược Bảo Khang vào bếp chế biến món canh rau dền nấu tôm cực thơm ngon, hấp dẫn cho bé yêu tăng chiều cao bạn nhé!

Nguyên liệu:

- 1 bó rau dền vừa

- 200g tôm sú

- Đầu hành lá

- Gia vị: Hạt nêm, đường, muối, tiêu

Thực hiện:


- Chọn loại rau dền còn tươi non, mua về nhặt lá, rửa qua với nước muối pha loãng rồi rửa sạch với nước. Vớt rau dền ra để ráo, lưu ý rửa rau dền cẩn thận vì rau này rất dễ dập.


- Tôm khi mua nên chọn loại còn búng sẽ tươi và ngon hơn. Tôm mua về bóc bỏ vỏ, bỏ đầu, rửa sạch, bỏ chỉ đen, giã dập với đầu hành lá đã rửa sạch.


- Cho vào nồi một ít dầu ăn, cho vài cọng đầu hành đập dập vào phi thơm rồi cho tôm vào xào sơ. Khi xào nêm thêm một ít hạt nêm, muối, đường.


- Cho nước vào nồi tôm rồi đun sôi, khi nước sôi thì cho rau dền vào (không đậy nắp), nêm lại gia vị cho vừa ăn, nấu đến khi sôi lần nữa thì tắt bếp, rắc lên một xíu tiêu cho thơm.

- Múc canh ra tô và cho bé dùng nóng với cơm.


Lưu ý:

- Người có thể chất lạnh; tiêu lỏng và tiêu chảy mạn tính cũng không nên dùng.

- Không nên ăn thịt ba ba cùng với rau dền vì theo Đông y, 2 thứ này kết hợp với nhau có thể gây độc.

- Rau dền đỏ rất kỵ với tiết canh, đặc biệt là tiết canh vịt và tiết canh lợn. Vì thế, tuyệt đối không nên dùng chung nếu không có thể gây tháo dạ (tiêu chảy).

Nhãn:

Trẻ ốm nên ăn cháo gì?

Trẻ nhỏ rất hay bị cảm, ốm vì sức đề kháng yếu, dễ mắc phải bệnh tật. Trong trường hợp bé ốm, ngoài việc áp dụng các biện pháp hạ sốt, hoặc đưa đi bệnh viện khám nếu nghi ngờ bệnh nguy hiểm, các mẹ cũng nên hết sức chú ý đến vấn đề dinh dưỡng cho trẻ.

Cháo được xem là món dễ ăn nhất đối với những bé bị ốm. Có nhiều loại cháo phù hợp với nhiều loại bệnh khác nhau, nhưng nhìn chung 3 loại cháo dưới đây được cho là thông dụng và có công hiệu hơn cả với những bé bị ốm.


Cùng Dược Bảo Khang vào bếp chế biến những món cháo bổ dưỡng cho bé bạn nhé!

1. Cháo gà

Công dụng:

Cung cấp dinh dưỡng cho bé khi bị ốm, đặc biệt tốt với trẻ mắc các bệnh về cảm lạnh hoặc viêm họng. Theo nghiên cứu, cháo gà có khả năng kháng viêm hiệu quả, làm giảm sự di chuyển của bạch cầu trung tính, các tế bào miễn dịch hình thành sự phát triển của những chất nhầy không tốt cho cơ thể.


Cách nấu:

Thị gà mua về rửa sạch, luộc chín, vớt ra xé nhỏ (hoặc xay nhuyễn nếu bé còn quá nhỏ). Cho một ít gạo tẻ vtà gạo nếp vào (tỷ lệ 1/1) nồi nước luộc gà, ninh nhừ gạo thành cháo. Khi cháo gần chín, bạn cho thịt gà vào đánh đều, đến khi sôi lại thì nêm nếm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp. Múc ra chén cho bé dùng nóng.

2. Cháo lá tía tô

Công dụng:

Lá tía tô vị cay, tính ấm, khi nấu cháo sẽ giúp bé hạ khí, tiêu đờm, chữa ho, sốt, thở gấp, ngực khó chịu. Không chỉ vậy, cháo lá tía tô còn giúp bé nhanh chóng bình phục và khỏe mạnh.


Cách nấu:

Rửa sạch lá tía tô, cho một lượng nước vừa phải vào sắc đến khi nước cạn còn một nửa thì bỏ bã. Cho gạo đã vo vào phần nước còn lại, thêm một ít nước sôi nữa và nấu thành cháo đặc. Mỗi ngày cho bé ăn 1 bát cháo nóng, chia ra làm 2 lần sáng và tối.

3. Cháo đậu xanh nấu thịt

Công dụng:

Bồi bổ cơ thể, cung cấp nhiều dưỡng chất cho bé sau khi ốm dậy, giúp bé nhanh chóng phục hồi và khỏe mạnh hơn.


Cách nấu:

Lấy 100g gạo nếp và 30g gạo tẻ vo sạch rồi đổ ra rá cho thật ráo nước. Đậu xanh 50g đãi sạch. Xương heo 200g rửa sạch rồi luộc xương lấy nước dùng. Cho gạo và đậu xanh vào nồi nước dùng đang sôi ninh nhừ thành cháo. Xào chín 100g thịt nạc xay nhuyễn rồi cho vào nồi cháo, nêm nếm vừa ăn thì tắt bếp. Múc ra chén cho bé dùng nóng.

Nhãn: